Hình ảnh em bé 7 tuần tuổi co giật, chảy máu não cho thấy vì sao luôn cần bảo vệ thóp trẻ sơ sinh thật cẩn thận

Hình ảnh em bé 7 tuần tuổi co giật, chảy máu não cho thấy vì sao luôn cần bảo vệ thóp trẻ sơ sinh thật cẩn thận
Trong những tháng đầu đời, hộp sọ của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, trong đó thóp trên đầu bé là một vị trí đặc biệt cần chú ý bảo vệ. Hình ảnh em bé 7 tuần tuổi co giật, chảy máu não cho cha mẹ thấy cần phải bảo vệ con của mình như thế nào!

Một ngày vui vẻ ngoài trời bỗng biến thành thảm hoạ khi trái bóng mềm (dùng trong môn thể thao tương tự bóng chày) bay thẳng tới đầu em bé mới gần 2 tháng tuổi.

Vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra hôm 2/5 tại bang Iowa (Mỹ). Theo Yahoo News, một quả bóng mềm đã bay trúng đầu bé sơ sinh, gây ra chấn thương hộp sọ nghiêm trọng. Bé McKenna Hovenga, 7 tuần tuổi, bị chảy máu não và co giật sau sự cố này.

Được biết, cha của bé đang chơi trong đội bóng của mình trong lúc mẹ bế bé đứng sau hàng rào an toàn. Vụ tai nạn do không may nên hai người không truy cứu trách nhiệm của ai. Họ chỉ chia sẻ câu chuyện này trên Facebook như một lời cảnh báo về việc bảo vệ an toàn cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh.

Ảnh 1.

Hình ảnh McKenna Hovenga đang được điều trị trong bệnh viện.


Ảnh 2.

Tai nạn khiến bé rơi vào tình trạng co giật.


Ảnh 3.

Ảnh scan cho thấy hộp sọ cậu bé đã bị tổn thương nghiêm trọng.


Ảnh 4.

Bé đang phải đấu tranh giành giật sự sống.

Cho tới thời điểm này, bé McKenna vẫn đang được điều trị tại bệnh viện Minnesota. Bố mẹ bé bày tỏ: "Chúng tôi không đổ lỗi cho ai hết. Chúng tôi rất trân trọng những lời cầu nguyện và thái độ tích cực mà mọi người đã gửi đến. Vào lúc này, mục tiêu là ngừng các cơn co giật của bé. Bác sĩ vẫn không dám chắc về nguyên do gây co giật cũng như chưa thể xác định điều gì cho tới khi có thể kiểm soát hoàn toàn tình trạng co giật của con chúng tôi.

Ngoài việc cho bé dùng thuốc chống co giật, các bác sĩ còn đặt ống thở và ống dinh dưỡng cho MacKenna. Tiến triển của cô bé được theo dõi sát sao.

Ảnh 5.

Bố mẹ bé hy vọng sức khỏe của bé sẽ tiến triển tốt.

Lưu ý khi chăm sóc và bảo vệ đầu cho bé sơ sinh

Với trẻ sơ sinh, chỉ một vết thương nhỏ xuất hiện trên đầu bé cũng có thể gây ra nỗi hoảng sợ lớn cho phụ huynh. Hãy đảm bảo nhà bạn đã được lắp đặt các thiệt bị an toàn, có tính năng chặn trẻ để tránh các cú va đập hay tiếp xúc gây chấn thương.

Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng, bạn luôn bảo vệ bé khỏi những nguy cơ bị thương tiềm tàng. Như vậy có nghĩa là việc đưa bé sơ sinh tới một sự kiện thể thao hay chốn đông người nhiều hoạt động không hề tốt chút nào. Như trường hợp bé MacKenna, dù đã được mẹ bế đứng sau hàng rào chắn an toàn, tai nạn thương tâm vẫn xảy ra.

Phải làm gì trong trường hợp bé bị chấn thương đầu?

Ảnh 6.

Thóp trên đầu bé sơ sinh là một vị trí đặc biệt cần chú ý bảo vệ (Ảnh minh họa).

Hãy gọi cấp cứu ngay nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ lớn hơn bị chấn thương đầu và có các biểu hiện sau:

- Trẻ có biểu hiện bị đau cổ.

- Bị thương do một vật thể có tốc độ cao.

- Khóc không kiểm soát.

- Bị một vết thương lớn

- Không khóc nhưng có dịch chảy ra từ mũi và tai.

- Bị giảm thị lực.

- Bị đau đầu.

- Bị mất trí

- Ngã từ nơi có độ cao hơn 3 feet (gần 1m) xuống.

Trong những tháng đầu đời, hộp sọ của bé rất nhạy cảm. Cho tới khi trẻ đủ 18 tháng - 2 tuổi, thóp trên đầu bé là một vị trí đặc biệt cần chú ý bảo vệ. Bởi đây là phần hộp sọ có chức năng bảo vệ những phần quan trọng của bộ não vẫn đang trong quá trình phát triển của bé.

Do đó, dù chỉ là một va chạm hay chấn thương nhỏ, nên đưa bé tới khám bác sĩ để chắc chắn mọi việc đều ổn và bé không phải chịu đựng chấn thương kéo dài.

Tác giả: KP