Hiểu về bệnh cước chân tay để xóa tan 'nỗi khổ mùa đông'

Hiểu về bệnh cước chân tay để xóa tan 'nỗi khổ mùa đông'
Cước chân tay vào mùa đông gây ra tình trạng ngứa ngáy, đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Thực chất thì cước chân tay là gì và làm thế nào để đối phó với tình trạng "đến hẹn lại lên" này? Bài viết hôm nay sẽ đưa ra lời giải đáp cho bạn.

Mùa đông lạnh và thời tiết hanh khô là điều kiện để các bệnh ngoài da gây ngứa tăng lên đáng kể, trong đó có bệnh cước chân tay. Cước chân tay tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh. 

Vậy thực chất cước chân tay là gì và làm thế nào để đối phó với tình trạng "đến hẹn lại lên" này? Bài viết sẽ đưa ra lời giải đáp ngay cho bạn.

1. Cước là gì và những ai dễ bị cước?

Cước là tình trạng hoại tử tế bào, tạo thành những đám da phù nề màu đỏ sẫm, đôi khi có mụn nước, xuất huyết ở các ngón chân và ngón tay, có thể thấy cả ở mũi hoặc tai.

Ảnh 2.

Cước chân tay mùa đông là "nỗi khổ" của không ít người khi thời tiết trở lạnh (Ảnh: Internet)

Những đối tượng dễ bị cước là:

- Những người làm ruộng do thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với nước và đất khi thời tiết lạnh.

- Công nhân làm trong các xưởng chế biến hải sản luôn phải làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp.

- Công nhân làm việc ngoài trời như cầu đường, xây dựng…

2. Nguyên nhân gây cước chân tay

Cước chân tay có thể phát sinh là do các nguyên nhân sau:

- Do trời lạnh khiến các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại, máu lưu thông chậm, gây thiếu oxy ở vùng cần nuôi dưỡng.

- Khi cơ thể được làm ấm đột ngột bằng lửa hay lò sưởi, mạch máu sẽ bị vỡ, dễ dẫn tới viêm, sưng nề, ngứa và đau…

Ảnh 3.

Nguyên nhân cước chân tay là do thay đổi nhiệt độ đột ngột (Ảnh: Internet)

3. Triệu chứng của bệnh cước chân tay

Cước chân tay có những biểu hiện, triệu chứng điển hình rất dễ nhận diện là:

- Chân tay thường lạnh như đá; các đầu ngón chân và ngón tay bị sưng đỏ.

- Đầu ngón chân, ngón tay cảm giác ngứa ngáy như bị kim châm, thậm chí là đau đớn, phồng rộp.

- Đôi khi chân tay tê dại, bóp mạnh cũng không có cảm giác.

Ảnh 4.

Chân tay tê cứng mất cảm giác, lạnh như đá là biểu hiện của cước chân tay (Ảnh: Internet)

4. Phương pháp khắc phục cước chân tay mùa đông

4.1. Thói quen, lối sống

- Chú ý giữ ấm cơ thể khi trời lạnh (mặc đủ ấm, đi găng tay, tất chân…)

- Tắm rửa bằng nước ấm khi trời lạnh để cân bằng nhiệt độ, giúp tuần hoàn tốt hơn.

- Đi dép ấm trong nhà, giầy ấm khi ra ngoài trời…

Ảnh 5.

Người bị cước chân tay chú ý đi tất và găng tay để giữ ấm (Ảnh: Internet)

- Hạn chế sử dụng các chất liệu dễ gây kích ứng da như len, dạ… và không mặc quần áo quá chật vì sẽ gây cọ xát, kích thích tại chỗ.

- Đi găng tay, ủng để giữ ấm tay, chân khi làm việc ngoài trời.

- Hạn chế để chân tay tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh và các hóa chất tẩy rửa. Khi rửa bát, giặt giũ, lau nhà… nên đeo găng tay.

- Luyện tập thể dục thể thao để tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.

4.2. Chế độ ăn uống

- Uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.

- Tăng cường ăn trái cây và các loại rau xanh.

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là những thực phẩm giàu protein.

Ảnh 6.

Người bị cước chân tay cần bổ sung rau xanh và trái cây vào chế độ ăn hàng ngày (Ảnh: Internet)

- Không nên sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản hoặc những món từng khiến cơ thể bạn bị dị ứng.

- Không uống rượu, bia; không hút thuốc lá, thuốc lào.

- Bạn có thể uống một vài ngụm rượu nhỏ vào buổi tối (chất cồn sẽ làm giãn các mạch máu nhỏ, giúp máu lưu thông tới các đầu ngón chân và ngón tay).

5. Lời khuyên cho điều trị cước chân tay mùa đông 

- Dùng nước lá lốt đun sôi (cho thêm một chút muối) sau đó ngâm chân trong nhiều ngày, hiện tượng cước sẽ giảm dần và khỏi hẳn.

- Dùng rượu anh đào (loại nhẹ) để xoa nhẹ vào chỗ cước chân tay, bệnh sẽ thuyên giảm.

- Nếu bạn không may bị nhiễm lạnh thì cần sưởi ấm cơ thể ngay.

- Trước khi đi ngủ bạn nên ngâm chân, tay bằng nước ấm có muối, gừng (trong khoảng 15 phút) sẽ giúp lưu thông máu và làm ấm chân, tay rất hiệu quả.

- Khi bị cước chân tay, bạn chỉ nên xoa nhẹ nhàng, tuyệt đối không cào, gãi mạnh để tránh gây lở loét trên bề mặt da dẫn đến nhiễm trùng.

- Nếu bị cước chân tay nặng, bạn cần đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời, tránh các biến chứng xấu xảy ra. Không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.


Tác giả: D.A