Huyết áp thấp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Huyết áp thấp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh huyết áp thấp là nỗi sợ đối với nhiều người bởi những biến chứng nguy hiểm nó có thể gây ra. Vậy bệnh huyết áp thấp là gì? Biểu hiện và cách chữa trị như thế nào?

Huyết áp thấp cũng gây nên nhưng rủi ro như huyết áp cao. Tuy nhiên, huyết áp thấp diễn biến từ từ nên người bệnh thường không quan tâm điều trị đúng mức. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh huyết áp thấp để kịp thời có những biện pháp can thiệp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.

1. Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp là thước đo lực của máu tác động lên thành động mạch khi máu lưu thông qua. Đơn vị đo huyết áp được tính bằng milimet thủy ngân (mmHg). Huyết áp được thể hiện bằng hai con số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

- Huyết áp tâm thu: là áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đầy máu. 

- Huyết áp tâm trương: là áp lực trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần co bóp.

Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp giảm đột ngột xuống dưới 90/60mmHg. Nghĩa là huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60mmHg. 

huyết áp thấp

Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp giảm đột ngột xuống dưới 90/60mmHg. (Ảnh: Internet)

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Phòng ngừa huyết áp thấp như nào?

Một số người có huyết áp thấp hơn bình thường và không có triệu chứng gì thì không cần phải điều trị vì đó không phải là bệnh. Tuy nhiên, nếu bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán mắc huyết áp thấp hoặc huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60mmHg thì người bệnh cần được theo dõi và điều trị kịp thời. Huyết áp thấp có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho tim, có thể làm người bệnh bị choáng váng, ngất và có thể dẫn tới một số bệnh liên quan đến tuyến nội tiết và hệ thần kinh.

 2. Triệu chứng của huyết áp thấp

Người bị huyết áp thấp sẽ có những biểu hiện sau:

- Mệt mỏi

- Suy nhược cơ thể

- Cảm giác hoa mắt, chóng mặt

- Đau đầu nhẹ, đau đầu dữ dội hoặc mê sảng

- Bị choáng và có thể bị ngất

- Mất tập trung

- Tim đập nhanh

- Mờ mắt

- Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt

- Nhịp thở nhanh, tim đập nhanh

- Buồn nôn

- Cảm giác khát

- Mất ý thức tạm thời

Khi có những triệu chứng trên, người bệnh cần đo theo dõi huyết áp và đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị đúng cách.

3. Huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?

So với bệnh tăng huyết áp, huyết áp thấp không để lại nhiều biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,... nên nhiều người thường rất chủ quan với căn bệnh này.

Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng huyết áp thấp cũng để lại những biến chứng nguy hiểm không kém. Khi người bệnh bị tụt huyết áp nhiều lần, chức năng hệ thần kinh sẽ bị suy giảm, cơ thể không tự điều chỉnh kịp để cung cấp oxy và dưỡng chất cho các cơ quan quan trọng như tim, não, thận dẫn đến tổn thương các cơ quan này.

Huyết áp thấp cũng có thể làm tim đập nhanh, gây choáng, ngất. Huyết áp càng thấp thì nguy cơ mất trí nhớ càng cao. Những người có huyết áp thấp trong vòng 2 năm liên tục có khả năng bị mất trí nhớ cao gấp 2 lần người bình thường.

Người bị tụt huyết áp cấp tính có thể bị sốc, gây nguy hiểm đến tính mạng khi đang làm việc trên tầng cao hoặc khi đang lái xe. Huyết áp thấp kéo dài cũng làm tổn thương tới các cơ quan như gan, thận, tim, phổi,... Khiến các cơ quan này bị suy giảm chức năng nhanh chóng.

4. Biến chứng bệnh huyết áp thấp

Huyết áp thấp có các triệu chứng giống như bệnh cao huyết áp và cũng gây nên những rủi ro nguy hiểm như tai biến mạch máu não, gây thiếu máu não, mất kiểm soát khi đang lái xe hoặc khi đang làm việc trên tầng cao.

Tuy nhiên, do diễn biến âm thầm nên mọi người thường ít quan tâm và điều trị huyết áp thấp đúng mức.

Ảnh 1.

Huyết áp thấp có thể gây ra tử vong nếu không kịp thời phát hiện (Ảnh: Internet)

5. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh huyết áp thấp

Để thăm khám tìm ra nguyên nhân, bác sĩ thông thường chỉ định tiến hành các loại xét nghiệm sau đây. Có thể là một hoặc một số xét nghiệm dưới đây. Trong trường hợp cần thiết bác sĩ có thể chỉ định thêm những xét nghiệm chuyên sâu bổ sung khác như:

- Đo huyết áp 

- Xét nghiệm máu 

- Điện tâm đồ (ECG) 

- Siêu âm tim 

- Thử nghiệm gắng sức 

6. Cách chữa huyết áp thấp

6.1. Biện pháp chữa huyết áp thấp không dùng thuốc

Để chữa huyết áp thấp mà không cần dùng thuốc, người bệnh cần chú ý thay đổi lối sống, cách sinh hoạt và điều chỉnh chế độ ăn uống như sau:

Ngủ đủ giấc: người bị bệnh huyết áp thấp cần phải được ngủ đủ giấc (khoảng 9 - 11 tiếng/ngày). Người nhà bệnh nhân cũng cần chú ý để không làm kìm hãm giấc ngủ của người bệnh.

Thức dậy đúng cách: Khi ngủ, máu sẽ tập trung vào khu vực dạ dày, gây ra tình trạng thiếu máu tạm thời. Do đó, nếu người huyết áp thấp dậy đột ngột rất có thể bị ngất. Vì vậy, người bệnh cần phải thức dậy đúng cách bằng cách nằm thêm một lúc trước khi dậy, tập một vài động tác đơn giản để giúp máu lưu thông lên não. Sau đó ngồi dậy từ từ, từ từ cho chân ra khỏi giường, tay vịn vào ghế, cứ đứng như thế một lúc trước khi di chuyển.

Tăng cường tập thể dục: người bị huyết áp thấp nên đi bộ, bơi hoặc chơi các môn thể thao nhẹ. Nhiều trường hợp bệnh lý đã biến mất sau một thời gian luyện tập.

6.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Người bệnh nên ăn hơi mặn một chút để giúp giữ nước cho cơ thể, tăng lượng máu lưu thông trong lòng mạch máu, do đó làm tăng huyết áp.

Duy trì chế độ ăn hợp lý, nên ăn từ 3-4 bữa/ngày. (tức là chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày, ăn giảm khối lượng). Không nên dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.

Người bệnh có thể uống một số đồ uống làm tăng huyết áp như nước nho, rau cần tây, nước sâm, nước chè đặc, ăn thức ăn chứa nhiều muối, bột tam thất. Mỗi ngày người bệnh nên uống từ 1-2 cốc cà phê đặc. Không nên uống quá 2 cốc/ngày để tránh mất ngủ, bị nghiện hoặc rối loạn nhịp tim.

Ở phụ nữ, đa số các trường hợp mắc bệnh đều do tình trạng thiếu máu. Để khắc phục tình trạng này, chị em nên tăng cường ăn các loại thức ăn chứa nhiều sắt như gan động vật, thịt nạc, nấm hương khô, mộc nhĩ, táo, lựu, rau dền, rau đay, cần tây.

 huyết áp thấp nên ăn gì

Người bị huyết áp thấp nên uống 1-2 cốc cà phê đặc mỗi ngày. (Ảnh: Internet)

6.3. Chữa huyết áp thấp sử dụng thuốc

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc Tây Y, Đông Y có tác dụng tăng huyết áp. Tuy nhiên, huyết áp thấp không phải là một bệnh, do đó việc điều trị phải phụ thuộc vào yếu tố gây ra huyết áp thấp. Việc sử dụng thuốc phải dựa trên sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc chuyên môn. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.

7. Dự phòng bệnh huyết áp thấp 

- Uống nhiều nước hơn 

- Tránh lạm dụng rượu, bia, thuốc lá 

-Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh 

- Tập luyện điều độ 

- Từ từ thay đổi vị trí cơ thể 

- Nếu có hiện tượng tụt huyết áp, từ từ nằm xuống hoặc ngồi xuống 

8. Thực phẩm dự phòng khi có biểu hiện bệnh huyết áp thấp

- Uống trà gừng 

-  Ăn Sô cô la 

-  Ăn bánh kẹo 

-  Uống cà phê sữa 

- Tránh để đói 

 Tránh làm việc quá sức

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng các bài thuốc cổ truyền như: Tam thất, Nhân sâm, Kỷ tử, Cam thảo, Trần bì, Hoa đào… phối hợp với nhau có hiệu quả tốt.

Tác giả: Phương Thuận