Hậu quả của bệnh trầm cảm: những hệ lụy không ai ngờ tới

Hậu quả của bệnh trầm cảm: những hệ lụy không ai ngờ tới
Trầm cảm là một bệnh thuộc tâm lý và tâm thần, tuy nhiên hậu quả của bệnh trầm cảm gây ra cho cơ thể không chỉ ở mặt tinh thần mà còn cho cả sức khỏe thể chất.

Việc cảm thấy buồn chán trong một khoảng thời gian là việc nhiều người thường gặp phải thậm chí trở thành bình thường do những áp lực của cuộc sống. Tuy nhiên, nếu cảm xúc này vẫn tiếp tục kéo dài trong 2 tuần liên tiếp và có xu hướng dài hơn thì hãy cẩn trọng bởi cơ thể bạn đang đối mặt với chứng trầm cảm - căn bệnh nguy hiểm của toàn thế giới.

Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm xúc và đồng thời gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể mà bạn không thấy được. Hội chứng trầm cảm – một dạng trầm cảm nghiêm trọng hơn – có ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy hậu quả của bệnh trầm cảm cụ thể là gì? Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin về những cơ quan, khía cạnh mà bệnh trầm cảm gây ảnh hưởng.

1. Hậu quả của bệnh trầm cảm lên hệ thống thần kinh trung ương

Trầm cảm là một bệnh thuộc về tâm lý và thần kinh nhưng nhiều người lại bỏ qua hậu quả mà nó gây ra cho hệ thần kinh trung ương. Theo Hiệp hội Tâm lý Mỹ, khi bị mắc trầm cảm, những người lớn tuổi phải chịu những ảnh hưởng như mất trí nhớ, chậm phản ứng so với người bình thường lẫn những người trẻ bị trầm cảm.

Ảnh 1.

Hậu quả của bệnh trầm cảm đối với hệ thần kinh là cực kì lớn nhưng thường bị chúng ta lơ là (Ảnh: Internet)

Dấu hiệu trầm cảm thường thấy nhất chính là cảm giác tội lỗi, vô dụng, nỗi buồn kéo dài không dứt tạo ra cảm giác chán chường đối với cuộc sống. Người bệnh cảm thấy tuyệt vọng, trống rỗng và đôi khi không biết cách bày tỏ cảm xúc với người khác. Những triệu chứng khác thường là: khó ngủ, tức giận, không còn hứng thú, luôn trong tình trạng mệt mỏi.

Một số bệnh nhân trầm cảm còn có xu hướng tìm kiếm cảm giác dễ chịu từ các chất kích thích. Điều này làm tăng tỉ lệ các hành vi liều lĩnh hoặc lạm dụng. Suy nghĩ muốn tự tử hay tự tổn thương cũng thường xuyên xuất hiện ở người bệnh.

2. Hậu quả của bệnh trầm cảm đến trẻ em 

Chứng trầm cảm ở trẻ em là căn bệnh khó phát hiện bởi độ tuổi của trẻ nhỏ chưa thể tìm đúng ngôn ngữ hoặc đủ hiểu biết để diễn đạt chính xác trạng thái cảm xúc hiện tại của mình. Nếu không phát hiện kịp thời, hậu quả của bệnh trầm cảm đến trẻ em sẽ vô cùng nguy hiểm bởi lứa tuổi vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Bạn có thể nhận biết thông qua biểu hiện bồn chồn, lo lắng, không muốn đi học. Đôi khi trẻ có biểu hiện quá mức tích cực hoặc tiêu cực – một dấu hiệu khác của trầm cảm.

Ảnh 2.

Trầm cảm ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm vì khó phát hiện (Ảnh: Internet)

3.  Hậu quả của bệnh trầm cảm lên hệ thống tiêu hóa

Trong khi mọi người cho rằng trầm cảm chỉ là bệnh tâm thần, các nghiên cứu đã chỉ ra trầm cảm còn ảnh hưởng lớn tới cảm giác thèm ăn và dinh dưỡng trong ăn uống. Một số người đối phó với trầm cảm bằng cách ăn quá nhiều, dẫn tới nguy cơ mắc bệnh béo phì và bệnh tiểu đường loại 2.

Thậm chí, bạn có thể mất cảm giác thèm ăn hoặc không ăn đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Các vấn đề về ăn uống có thể dẫn tới:

- Những cơn đau do dạ dày co thắt 

 - Chuột rút 

 - Suy dinh dưỡng

- Táo bón

Những triệu chứng này sẽ khó lòng được cải thiện nếu bạn chỉ uống thuốc chữa trầm cảm. Bạn cần một chế độ ăn uống lành mạnh nếu muốn đối phó với trầm cảm. Các chất dinh dưỡng cực kì cần thiết để các tế bào thần kinh hoạt động hiệu quả.

Ảnh 3.

Bạn cần chế độ ăn uống lành mạnh để cung cấp năng lượng để các tế bào thần kinh đủ sức "chiến đấu" (Ảnh: Internet)

4. Hậu quả của bệnh trầm cảm lên hệ tim mạch và miễn dịch

Trầm cảm và stress có liên hệ vô cùng mật thiết. Stress dẫn đến các bệnh tim mạch, từ đó tạo điều kiện cho bệnh trầm cảm tấn công cơ thể. Nếu không điều trị đúng cách, hậu quả của bệnh trầm cảm sẽ là làm tăng tỉ lệ tử vong sau một cơn nhồi máu cơ tim. Ngược lại, bệnh tim cũng là nguyên nhân gây trầm cảm. Một nghiên cứu cho thấy khoảng 15% bệnh nhân măc bệnh tim mạch cũng đang có các dấu hiệu trầm cảm.

Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm, hậu quả của bệnh trầm cảm tới cơ thể không chỉ dừng lại ở mặt tinh thần mà còn có thể gây ảnh hưởng tới thể chất của người bệnh. Do đó cần đặc biệt chú ý nếu cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản kéo dài quá 2 tuần.

Tác giả: Phương Thuận