Đừng coi thường những biến chứng của bệnh cường giáp

Đừng coi thường những biến chứng của bệnh cường giáp
Bệnh cường giáp là tình trạng hoạt động quá mức làm gia tăng sản xuất hormon tuyến giáp vào máu, gây ra những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Những biến chứng của bệnh cường giáp dưới đây sẽ khiến bạn phải thận trong hơn với căn bệnh này.

1. Những biến chứng về tim mạch

1.1. Biến chứng rung nhĩ

Việc dẫn đến hậu quả tăng hormon giáp của cường giáp làm nhịp tim đập nhanh thường xuyên, kể cả lúc nghỉ, thậm chí có thể lên tới 110 đến 120 lần/ phút. Đó là lí do vì sao bệnh nhân cường giáp thường cảm thấy hồi hộp, lo lắng, tim đập nhanh. Đây cũng được xem là biểu hiện đặc trưng của bệnh cường giáp.

Biến chứng rung nhĩ có thể giải thích quy chế như sau: Khi bị loạn nhịp, tim đập lúc mạnh lúc yếu, máu trong buồng tim không được trao đổi hết ra ngoài tạo thành những cục máu đông. Máu đông ngăn cản quá trình tuần hoàn máu lên não và các chi hoặc trôi lên não, gây tai biến mạch máu não, thiểu năng tuần hoàn não.

Đừng coi thường những biến chứng của bệnh cường giáp - Ảnh 2.

Bệnh nhân cường giáp thường cảm thấy hồi hộp, lo lắng, tim đập nhanh

Các nghiên cứu cho thấy, rung nhĩ là biến chứng hay gặp nhất ở các bệnh nhân bị cường giáp. Theo số liệu, có tới 25%– 40% các bệnh nhân bị biến chứng rung nhĩ trong tầm tuổi từ 60 trở lên. Và cường giáp làm tăng nguy cơ mắc chứng rung nhĩ tim mạch lên tới 3 lần.

Đừng coi thường những biến chứng của bệnh cường giáp - Ảnh 3.

Cường giáp làm tăng nguy cơ mắc chứng rung nhĩ tim mạch lên tới 3 lần.

 Một số biểu hiện của biến chứng rung nhĩ bao gồm: cơ thể thường ở trạng thái mệt mỏi, tim đập nhanh, loạn nhịp, đánh trống ngực, chóng mặt, choáng, ngất…Những biểu hiện của chứng rung nhĩ rất dễ bị nhầm với các bệnh khác và đôi khi nó cũng không rõ ràng.

Rung nhĩ có thể làm tăng nguy cơ phát triển các cục máu đông, gây những hệ quả nghiêm trọng khác. Do đó để điều trị biến chứng rung nhĩ ở người bệnh cường giáp, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc chống đông như aspirin, warafin,…và một số thuốc điều trị rối loạn nhịp tim khác như beta (propranolol, esmolol…) để làm chậm nhịp tim và giảm các triệu chứng của rung nhĩ.

1.2. Biến chứng suy tim

Việc tăng hormon ở tuyến giáp làm tim co bóp mạnh, nhanh. Hoạt động này nếu kéo dài sẽ khiến các tế bào cơ tim dự trữ không đáp ứng được, dẫn đến suy tim. Ban đầu thường là hiện tượng biến chứng  suy tim trái, sau đó là suy tim toàn bộ.

Đừng coi thường những biến chứng của bệnh cường giáp - Ảnh 4.

Biến chứng của bệnh cường giáp ban đầu thường là hiện tượng biến chứng suy tim trái, sau đó là suy tim toàn bộ.

 Suy tim ở bệnh nhân cường giáp khác với suy tim thông thường đó là lượng máu do tim bơm ra lại cao hơn thông thường, gọi là suy tim tăng cung lượng. Tuy nhiên, đây chỉ là biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn đầu.

Tình trạng suy tim ở bệnh nhân cường giáp nếu kéo dài cũng sẽ giống như những bệnh nhân suy tim khác. Người bệnh cũng sẽ cảm thấy khó thở, tiểu ít, tím môi, gan to…

1.3. Hội chứng suy vành

Hội chứng suy vàng được biểu hiện như sau: Bệnh nhân cường giáp sẽ có biểu hiện tim đập nhanh, làm các tế bào cơ tim phì đại, nhất là thất trái, làm nhu cầu oxy của cơ tim tăng lên. Máu đi vào các mạch vành, là mạch nuôi dưỡng cơ tim. Khi nhịp tim nhanh làm rút ngắn thời gian tâm trương, máu vào mạch vành giảm đi, hậu quả là bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim.

Tuy nhiên, bệnh nhân có thể yên tâm bởi biến chứng đau tim ở bệnh nhân cường giáp hiếm khi phát triển thành nhồi máu cơ tim và hiện tượng này sẽ mất đi khi điều trị khỏi bệnh cường giáp.

Rung nhĩ, suy vành hay suy tim đều là những biến chứng tim mạch ở bệnh nhân cường giáp. Những biến chứng này có quan hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy bệnh nặng thêm. Biến chứng suy vành có thể thúc đẩy suy tim và rung nhĩ nặng hơn. Do vậy, khi điều trị bệnh cường giáp, bệnh nhân cần kết hợp cả điều trị các biến chứng tim mạch.

2. Biến chứng ở các cơ quan khác

Không chỉ gặp những biến chứng ở tim, bệnh nhân cường giáp mà còn các vấn đề về tiêu hóa, cơ bắp, thị giác và hệ thần kinh.

2.1. Sút cân

Người bệnh cường giáp bị sút cân mặc dù vẫn ăn như bình thường, có khi nhiều hơn. Có vài trường hợp bệnh nhân cường giáp lại tăng cân nghịch thường và hầu hết gặp tình trạng tiêu chảy.

Đừng coi thường những biến chứng của bệnh cường giáp - Ảnh 5.

Sút cân cũng là một trong rất nhiều biến chứng của bệnh cường giáp.

2.2. Teo cơ

Người bị bệnh cường giáp có thể gặp biến chứng teo cơ. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, không có sức hoạt động nhiều; các cơ dần teo theo mức độ nặng của bệnh lý.

2.3. Vấn đề thị giác

Những vấn đề với thị giác cũng là điều bệnh nhân cường giáp cần lưu ý. Người bệnh thường cảm thấy chói mắt, nóng rát, chảy nước mắt; cảm giác mắt cộm như có bụi bay vào.

Đừng coi thường những biến chứng của bệnh cường giáp - Ảnh 6.

Biến chứng ở mắt lâu ngày có thể khiến mắt bị lồi, phù kết mạc, liệt cơ thị giác gây tình trạng mắt nhìn lên hay liếc ngang không được.

 Biến chứng ở mắt lâu ngày có thể khiến mắt bị lồi, phù kết mạc, liệt cơ thị giác gây tình trạng mắt nhìn lên hay liếc ngang không được. Những biến chứng ở mắt nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây lé, thậm chí mù lòa…

Những biến chứng trên tuy không trực tiếp gây hại đến tính mạng nhưng góp phần làm căn bệnh của bạn chuyển biến xấu và suy sút sức khỏe của bạn. Bạn nên thiết lập một lối sống lành mạnh cũng như thăm khám thường xuyên để có liệu pháp điều trị đúng cách cho căn bệnh này.

Tác giả: Việt Hà