Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và cách khống chế bệnh

Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và cách khống chế bệnh
Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nặng sẽ thường phải đối mặt với đợt cấp của căn bệnh. Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là tình trạng xấu đi sau giai đoạn bệnh ổn định.

1. Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi khiến bệnh nhân thở rất khó khăn. Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là tình trạng xấu đi của bệnh, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân.

Tại Hoa Kỳ, có tới 11 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đây là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong về bệnh tật ở quốc gia châu Mỹ này. Thậm chí Hiệp hội phổi Hoa Kỳ ước tính có 24 triệu người nguy cơ mắc bệnh nhưng không được phát hiện.

Ở Việt Nam, tỷ lệ dân số mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là 4,2% và số người tử vong vì căn bệnh vẫn tiếp tục gia tăng nhanh chóng.

2. Nguyên nhân dẫn tới đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh ở người, chiếm tới 90%. Theo những nghiên cứu mới đây, bệnh và thời tiết có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mùa đông là thời điểm nhiều người mắc bệnh nhất trong năm. Số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường gấp đôi mùa hè.

Những biểu hiện thường thấy khi đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính xảy ra là tăng tần suất và độ nghiêm trọng của ho, có nhiều đờm khi ho và khó thở nặng. 

3. Những cách giúp bạn khống chế đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Người bệnh nên mặc đủ ấm vào mùa đông lạnh để tránh khí lạnh xâm nhập vào cơ thể càng nhiều càng tốt. Đợt cấp của bệnh không thể khống chế hoàn toàn nhưng có thể giảm mức độ nghiêm trọng bằng các cách sau:

3.1. Kiên trì điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bạn cần theo dõi bệnh và điều trị theo đúng hướng dẫn. Việc này sẽ giúp bạn giảm nhẹ mức độ đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và nguy cơ suy hô hấp. Cần rèn luyện kĩ năng nhận biết khi nào triệu chứng bệnh trở nặng để nhập viện kịp thời.

3.2. Tiêm phòng

Bệnh nhân nên tiêm phòng cúm và chích ngừa viêm phổi để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng bởi căn bệnh. Nếu không tiêm phòng, bạn có thể mắc viêm phổi do phế cầu như một biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm. Hai bệnh cúm và viêm phổi cũng là nguyên nhân làm đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính xảy ra.

3.3. Không tiếp xúc với người đang bị cảm

Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hay bệnh nhân cúm đều cần phải tránh không tiếp xúc để không khởi phát đợt cấp của bệnh.

3.4. Độ ẩm vừa phải

Thời tiết đông xuân thường có độ ẩm cao và là thời điểm thích hợp cho nấm mốc phát triển, kích thích phổi và hình thành đợt cấp.

Bệnh nhân nên mua máy hút ẩm hoặc để môi trường sống được thông thoáng tuy vào điều kiện cụ thể của bệnh.

3.5. Uống nhiều nước

Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn và nên uống từ 6 – 8 cốc nước mỗi ngày. Bệnh nhân có thể dùng thêm súp hoặc nước trái cây như nguồn chất lỏng đi vào cơ thể. 

3.6. Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc

Khói thuốc lá là nguy cơ hàng đầu gây ra đợt cấp của bệnh và những người hút thuốc có thường mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nhiều hơn người bình thường. Thậm chí khói thuốc lá cũng là mối đe dọa của những người không hút thuốc nhưng mắc bệnh về phổi.

Nếu người bệnh thực hiện đầy đủ những cách khống chế đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên sẽ giảm nguy cơ khởi phát đợt cấp của bệnh đến mức thấp nhất và bệnh nhân có thể hạn chế nhập viện. Người cao tuổi cần chú ý đặc biệt giữ gìn sức khỏe để tận hưởng cuộc sống.


Tác giả: Quỳnh Anh