Dọn dẹp nhà cửa đón Tết như thế nào để tránh bị dị ứng với bụi?

Dọn dẹp nhà cửa đón Tết như thế nào để tránh bị dị ứng với bụi?
Dọn dẹp nhà cửa đón Tết để chào đón năm mới nhưng những người bị dị ứng có thể bị kích ứng bởi bụi bẩn.

Dọn dẹp nhà cửa đón Tết để chào đón năm mới nhưng những người bị dị ứng có thể bị kích ứng bởi bụi bẩn. Một số mẹo dọn dẹp "thông minh" sẽ giúp người bị kích ứng an toàn hơn.

Nhà là nơi ẩn náu của rất nhiều mạt bụi, vi khuẩn, nấm mốc và bụi bẩn, đặc biệt những ngày thời tiết nồm ẩm thì các tác nhân này sẽ phát triển mạnh hơn. Việc dọn dẹp nhà cửa là công việc thường xuyên và đơn giản, nhưng đối với những người bị dị ứng thì bụi bẩn, nấm mốc trong nhà có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như hắt hơi, ngứa hoặc chảy nước mắt, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.

Dưới đây là một số mẹo dọn dẹp nhà cửa đón Tết, giúp những người bị dị ứng tránh kích ứng với bụi, vi khuẩn và nấm mốc.

1. Làm ẩm miếng giẻ lau bụi

Dùng giẻ khô để lau các bề mặt chỉ đang di chuyển bụi xung quanh mà thôi. Còn nếu bạn sử dụng một miếng vải ẩm thì chúng giúp hút bụi và bọ ve bám vào đó. Điều này sẽ giúp bụi không bay vào không khí và gây kích ứng cho bạn.

Ngoài ra, giẻ lau cũng phải đảm bảo là giẻ sạch, nếu sử dụng giẻ có chứa bụi bẩn thì việc lau dọn gần như không có tác dụng mà còn dính nhiều bụi bẩn hơn.

Dọn dẹp nhà cửa đón Tết như thế nào để tránh bị dị ứng với bụi? - Ảnh 1.

Làm giẻ ẩm để giúp hút bụi và bọ ve tốt hơn (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: 

Cẩn thận các loại hoa trưng bày trong ngày Tết có thể gây dị ứng cho gia đình

6 loại thuốc kháng histamine tự nhiên mà người bị viêm mũi dị ứng không nên bỏ qua

2. Mặc đồ bảo hộ khi lau dọn

Điều quan trọng để tránh dị ứng khi dọn dẹp đó là bạn nên bảo hộ đầy đủ để tránh bụi bẩn lọt vào đường hô hấp. Bạn nên đeo mặt nạ lọc N95 khi quét bụi và hút bụi. Loại khẩu trang này tạo ra một rào cản vật lý giữa miệng, mũi của bạn và các chất gây ô nhiễm trong môi trường. Nó cũng có khả năng lọc các hạt nhỏ rất tốt.

Nếu bạn có xu hướng bị ngứa da do mạt bụi, bạn nên mặc áo sơ mi dài tay, quần dài và đeo găng tay dùng một lần khi dọn dẹp. Đặc biệt, nên nhớ giặt những bộ quần áo đó càng sớm càng tốt vì chúng có thể chứa mạt bụi và hãy vứt găng tay của bạn sau đó.

3. Rời khỏi nhà một khoảng thời gian ngắn sau khi làm sạch

Bụi và mạt bụi có xu hướng bay vào không khí khi bạn dọn dẹp và có thể mất hơn hai giờ để chúng ổn định trở lại. Do vậy, bạn nên rời khỏi nhà 1 đến 2 giờ sau khi dọn dẹp, nếu không thể thì bạn nên tiếp tục đeo khẩu trang khoảng 1 đến 2 giờ sau.

Đây cũng là lý do bạn không nên dọn dẹp kỹ phòng ngủ ngay trước khi đi ngủ vì bụi bẩn có thể bay vào trong không khí và gây kích ứng vào ban đêm.

Dọn dẹp nhà cửa đón Tết như thế nào để tránh bị dị ứng với bụi? - Ảnh 2.

Rời khỏi nhà hoặc đeo khẩu trang 1-2 giờ sau khi dọn dẹp (Ảnh: Internet)

4. Làm sạch đệm ghế

Nếu bạn bị dị ứng với bụi, điều quan trọng là phải xử lý vải bọc, vì nó cũng có thể chứa mạt bụi sống, chết và các loại vi khuẩn, bụi bẩn. Nếu chỉ chăm chăm dọn dẹp nhà cửa nhưng quên đệm ghế thì các triệu chứng dị ứng của bạn có thể vẫn còn.

Một số lựa chọn cho bạn như: nếu vỏ đệm của bạn là vải và có thể tháo rời, bạn nên giặt chúng giống như giặt ga trải giường. Nếu không, hãy sử dụng phụ kiện vòi phun trên máy hút bụi của bạn để đi qua các đệm và giữa các vết nứt.

5. Giặt vải lanh bằng nước nóng

Đặt quần áo, vải lanh, rèm và bất kỳ loại vải có thể giặt nào khác có thể giặt được bằng nước ấm thông qua cài đặt giặt trong khoảng từ 130° đến 140°F để diệt ve và loại bỏ tế bào da chết. Bạn cũng có thể sử dụng cài đặt máy sấy quần áo tương tự. Mạt bụi thích không gian ấm áp, tối tăm, điều này khiến giường ngủ trở thành không gian lý tưởng để chúng sinh sống. Cố gắng giặt và thay ga trải giường thường xuyên để ngăn ngừa sự tích tụ của tế bào da chết.

6. Thử sử dụng tinh dầu

Thêm một vài giọt dầu khuynh diệp, hoa oải hương hoặc dầu cây trà vào đồ giặt hoặc giẻ lau chùi cũng có hiệu quả trong việc tiêu diệt ve. Bạn cũng có thể pha loãng thuốc và xịt hỗn hợp xung quanh nhà để xua đuổi bọ ve. Tinh dầu hoạt động bằng cách giảm viêm và cải thiện quá trình giải độc của vi khuẩn có hại, vi sinh vật như ve và độc tố có thể gây ra cơn dị ứng.

Dọn dẹp nhà cửa đón Tết như thế nào để tránh bị dị ứng với bụi? - Ảnh 3.

Xông nhà bằng tinh dầu có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn (Ảnh: Internet)

7. Để cây trồng trong nhà

Cây trồng trong nhà có thể giúp loại bỏ các chất gây dị ứng ra khỏi nhà. Thực vật loại bỏ bụi bằng cách lọc các hạt bị mắc kẹt trên bề mặt lá và sau đó thải ra không khí trong lành dưới dạng sản phẩm phụ. Chúng không chỉ làm giảm lượng bụi trong nhà mà còn thanh lọc không khí và ổn định độ ẩm. Những cây có lá nhăn nheo hoặc có lông có xu hướng hút bụi hiệu quả nhất.

8. Loại bỏ hoặc làm sạch thảm bằng hơi nước

Một trong những giải pháp chống dị ứng thảm tốt nhất là loại bỏ hoàn toàn tấm thảm và thay thế bằng sàn gạch, gỗ, vải sơn hoặc sàn nhựa vinyl, đặc biệt nếu bạn bị dị ứng bụi cấp tính. Thảm trải trên bê tông thường ẩm ướt, là môi trường lý tưởng cho bọ ve phát triển.

Nếu không thể loại bỏ thảm thì bạn hãy sử dụng máy làm sạch bằng hơi nước. Hơi nước giết chết 100% mạt bụi, phân của chúng và khử trùng khu vực bằng cách tiêu diệt vi khuẩn và bào tử nấm mốc.

9. Giảm thiểu sự lộn xộn

Trong nhà càng có nhiều đồ thị bụi, bọ ve, mạt bụi hoặc nấm mốc sẽ tồn tại càng nhiều. Do vậy, những người bị dị ứng nặng nên cân nhắc việc loại bỏ những thứ không cần thiết, không nên để trong nhà quá nhiều đô. Đặc biệt, nên thay rèm và treo rèm bằng loại rèm dễ lau chùi thường xuyên.

10. Đừng quên nhà tắm

Nếu bạn không vệ sinh phòng tắm, nấm mốc có thể phát triển và đưa các bào tử lưu hành khắp nhà bạn. Do vậy, khi dọn dẹp nhà cửa bạn đừng quên vệ sinh nhà tắm, nên lau sạch tường và sàn phòng tắm bằng vải sợi nhỏ mỗi khi bạn tắm và để cửa mở sau khi bạn rời đi để căn phòng được thông thoáng.

Dọn dẹp nhà cửa đón Tết như thế nào để tránh bị dị ứng với bụi? - Ảnh 4.

Nhà vệ sinh có thể đưa bào tử nấm đi khắp cơ thể (Ảnh: Internet)

11. Không đi giày dép vào trong nhà

Đế giày của bạn chứa rất nhiều thứ như bụi, phân chim, phân chó và các mảnh vụn lá cây,... Hãy tạo thói quen luôn cởi giày ở cửa hoặc trong phòng tắm trước khi vào nhà. Hoặc không bạn nên có một đôi dép chuyên đi trong nhà và vệ sinh chúng thường xuyên.

Trên đây là những mẹo làm sạch nhà an toàn cho những người bị dị ứng. Ngoài ra, để tránh dị ứng bụi mạt, nấm mốc vào dịp Tết, bạn nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh để các loại hoa hỏng trong nhà.

12. Các biện pháp giúp giảm triệu chứng dị ứng

Nếu gặp các triệu chứng dị ứng do mạt bụi, bụi bẩn, nấm mốc, một số biện pháp sau có thể giúp giảm triệu chứng một cách nhanh chóng:

- Sử dụng thuốc kháng histamine làm giảm ngứa, hắt hơi và chảy nước mắt.

- Sử dụng thuốc thông mũi làm dịu hoặc thông tắc mũi.

- Steroid mũi làm giảm sưng mũi để bạn có thể thở tốt hơn.

- Rửa mũi bằng dung dịch nước muối có thể làm sạch mũi và xoang

Nếu áp dụng các biện pháp trên và đã tránh xa các tác nhân gây dị ứng mà không giảm triệu chứng, bạn nên đến bệnh viện để có hướng điều trị phù hợp.

Nguồn tham khảo:

1. How to Finally Get Rid of All the Dust in Your Home That's Making You Sick

2. How to Clean Your House If You Have a Dust Allergy

3. 20 Best House Cleaning Tips for People with Allergies


Tác giả: Vân Anh