Đọc ngay để nhận biết sớm dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em theo giai đoạn

Đọc ngay để nhận biết sớm dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em theo giai đoạn
Vào mùa hè, tỉ lệ trẻ em bị mắc sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng nhanh. Cần nhận biết sớm các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em để có can thiệp y tế kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

1. Do đâu mà tỉ lệ trẻ em mắc sốt xuất huyết tăng cao?

Sốt xuất huyết là dạng bệnh lý cấp tính phát sinh do cơ thể bị nhiễm virus Dengue. Ở trẻ nhỏ, vì cơ thể vẫn chưa có khán thể để chống lại nên tỉ lệ mắc bệnh luôn ở mức cao hơn người lớn.

Không chỉ do cơ thể trẻ chưa có kháng thể chống lại 4 chủng gây bệnh (D1-D4) của virus Dengue mà còn do cách phòng chống muỗi đốt cho trẻ cũng chưa đúng cách (lúc trẻ ngủ, chơi hay lúc ăn).

Tại sao sốt xuất huyết có thể phát triển thành dịch? Câu trả lời là do muỗi aedes (muỗi hổ châu Á và muỗi vằn) có khả năng truyền mầm bệnh sang người lành khi hút máu của người bệnh. 

Đặc biệt, muỗi vằn không có một thời điểm đặc trưng "đi đốt người" mà có thể đốt cả ngày vì thế phụ huynh cần quan sát kỹ các biểu hiện bất thường có thể là dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em.

2. Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ thường phát bênh đột ngột và trải qua 3 giai đoạn bao gồm:

2.1. Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn khởi phát, dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em thường gặp là sốt cao liên tục từ 38 độ đến 39 độ.

Ngoài ra trẻ có các biểu hiện như: 

- Da sung huyết, có chấm xuất huyết xuất hiên dưới da

- Chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn (có thể nôn ra máu)

- Đầu, các cơ xương bị đau nhức

- Dấu hiệu tiêu hóa: tiêu chảy ra máu

- Chân răng, nướu bị chảy máu

2.2. Giai đoạn ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 (kể từ ngày phát bệnh)

Ở giai đoạn này phụ huynh cần hết sức lưu ý vì đây là giai đoạn cực kì nguy hiểm đối với trẻ. Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em lúc này (so với ban đầu) đã thuyên giảm hơn (hạ sốt) nhưng đây chỉ là dấu hiệu đánh lừa.

Bởi thực tế thì lúc này trẻ có nguy cơ bị tràn dịch màng phổi cao nhất cùng với hiện tượng thoát huyết tương khiến bé ngủ mê man, cơ thể bị mất nước nhanh.

Biểu hiện khác:

- Mắt trẻ có dấu hiệu phù nề, sưng to

- Cơ thể xuất hiện các vết bầm thâm tím

- Mạch nhanh nhỏ

- Vẫn còn dấu hiệu xuất huyết dưới da

- Huyết áp tụt thậm chí có trường hợp còn không thể đo được, tri giác bị suy giảm nghiêm trọng

- Niêm mạc bị xuất huyết hoặc xuất huyết ở nội tạng.

Với trẻ bị nặng hơn có thể dẫn đến hiện tượng rối loạn đông máu.

2.3. Giai đoạn bình phục

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em ở giai đoạn 3 không còn nặng nề như giai đoạn trước. Lúc này có thể trẻ đã có dấu hiệu hồi phục, hết sốt và huyết áp tương đối ổn định, không bị mất mạch.

Bên cạnh đó số lượng bạch cầu trong máu tăng, số lượng các tiểu cầu trở lại bình thường (được nhận biết khi làm xét nghiệm máu).

Với giai đoạn nào của bệnh, cha mẹ đều cần hết sức lưu ý, không phải vì con sắp khỏi mà chủ quan. Khi phát hiện trẻ bị sốt và có những dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em như đã nói ở trên bạn cần giảm thân nhiệt cho trẻ bằng cách lau nước mát toàn thân. Lau như vậy liên tục để trẻ giảm sốt rồi nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Để phòng ngừa sốt xuất huyết bạn cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không cho trẻ tiếp xúc với vùng dịch,..


Tác giả: Phương Thuận