Điều trị ung thư thanh quản theo giai đoạn

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Điều trị ung thư thanh quản theo giai đoạn
Ung thư thanh quản ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Điều trị ung thư thanh quản bằng phương pháp nào phụ thuộc phần lớn vào giai đoạn phát hiện bệnh, mức độ phát triển của khối u và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Điều đầu tiên mà bệnh nhân cần lưu ý trước khi điều trị ung thư thanh quản đó là hãy hỏi bác sĩ bất kì điều gì khiến bạn lo lắng, bất an hoặc đang phân vân liên quan tới phác đồ điều trị để việc thực hiện được thoải mái hơn, điều trị được tích cực hơn. Đó có thể là những thay đổi sau điều trị như cách nhở, cách ăn hay cách nói chuyện,...

Dưới đây là những phương pháp điều trị ung thư thanh quản theo mỗi giai đoạn. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp điều trị chung vì tùy vào mức độ lây lan của tế bào ung thư mà bệnh nhân có thể được chỉ định những phương pháp điều trị ung thư thanh quản độc lập và bổ sung khác nhau.

Điều trị ung thư thanh quản theo giai đoạn:

1. Ung thư thanh quản giai đoạn 0

Những bệnh nhân bị chẩn đoán mắc ung thư thanh quản giai đoạn 0 là nhóm bệnh nhân được phát hiện sớm có sự xuất hiện của tế bào ung thư ở dây thanh môn (phần giữa hai dây thanh âm).

Với giai đoạn 0, phương pháp điều trị ung thư thanh quản phổ biến và gần như luôn luôn có thể chữa được là phẫu thuật bằng nội soi hoặc xạ trị.

Sau đó thì bệnh nhân sẽ cần được theo dõi một cách chặt chẽ để xem là ung thư thanh quản có dấu hiệu quay trở lại (tái phát) hay không. Nếu như ung thư tái phát thì điều trị bằng bức xạ có thẻ được sử dụng.

Hầu như là tất cả mọi người khi ở giai đoạn ) của ung thư thanh quản thì tiên lượng sống khá cao, có thể chữa khỏi hoàn toàn mà không cần phải can thiệp bằng một phẫu thuật quy mô lớn. Nhưng điều quan trọng là nhóm bệnh nhân ung thư này sau khi được can thiệp điều trị ung thư thanh quản thành công thì cần phải dừng việc hút thuốc để tránh cho việc điều trị bị ảnh hưởng, giảm hiệu quả và tăng nguy cơ hình thanh thêm khối u khác.

2. Ung thư thanh quản giai đoạn 1 và 2

Ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của bệnh, hầu hết bệnh nhân sau điều trị ung thư thanh quản có tỷ lệ thành công cao mà không cần phải cắt bỏ hoàn toàn thanh quản.

Phương pháp điều trị ung thư thanh quản phổ biến là xạ trị độc lập hoặc phẫu thuật cắt một phần thanh quản. Có nhiều bác sĩ cũng chỉ định áp dụng xạ trị cho những bệnh nhân ung thư nhỏ hơn.

Kết quả theo sõi sau điều trị cho biết là giọng nói của bệnh nhân được bảo tồn tốt hơn sau xạ trị hơn là phẫu thuật cắt bỏ một phần thanh quản, và cũng có xu hướng ít gặp phải những vấn đề hơn là với điều trị bức xạ.

Phương pháp điều trị ung thư thanh môn và ung thư thượng thanh môn có xu hướng hơi khác nhau. Với một số bệnh nhân bị ung thư thanh môn ở giai đoạn sớm có thể được điều trị bằng cách loại bỏ dây thanh âm, hay nói cách khác phẫu thuật hoặc bức xạ thường là hai phương pháp đủ để điều trị ung thư thanh quản loại này trù khi có những dấu hiệu cho thấy phương pháp này có thể không giúp cho việc điều trị ung thư được. Chẳng hạn như phát hiện thấy tế bào ung thư ở rìa của khối u đã được cắt bỏ.

Nếu như bệnh nhân cần hơn một phương pháp phẫu thuật thông thường thì đó có thể bao gồm xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật loại bỏ thanh quản.

Ung thư thanh quản ở thượng thanh môn có nhiều khả năng đã lây lan tới các hạch bạch huyết ở cổ. Vì thế mà nếu như bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật loại bỏ khối u ở đây thì bác sĩ cũng có thể thực hiện nạo vét loại bỏ các hạch bạch huyết này luôn. Còn trong trường hợp phương pháp điều trị ung thư thanh quản vùng thượng thanh môn là xạ trị độc lập thì bệnh nhân cũng vẫn sẽ nhận được điều trị bức xạ tới các hạch bạch huyết này. 

Sau điều trị nếu tế bào ung thư có dấu hiệu quay trở lại thì xạ trị, hóa trị hay phẫu thuật vùng rộng hơn có thể được chỉ định.

3. Ung thư thanh quản giai đoạn 3 và 4

Các lựa chọn điều trị ung thư thanh quản chính cho những bệnh nhân ở giai đoạn 3 và 4  có thể là phẫu thuật hoặc hóa trị liệu bằng xạ trị. Liệu pháp xạ trị đơn thuần hoặc có sử dụng thuốc nhắm mục tiêu cetuximab có thể là một lựa chọn điều trị thanh quản cho những bệnh nhân không chịu đựng được phương pháp nào mang tính chuyên sâu hơn. Liệu pháp miễn dịch cũng có thể là một lựa chọn khác cho một số bệnh nhân ung thư thanh quản ở giai đoạn 4.

Phương pháp điều trị ung thư thanh quản ở giai đoạn 3 và 4 hầu như luôn luôn là cắt bỏ toàn bộ thanh quản (loại bỏ thanh quản hoàn toàn), tuy nhiên thì có một số ít người bệnh có thể chỉ phải cắt bỏ một phần thanh quản.

Nếu như tế bào ung thư chưa có dấy hiệu lan rộng thì chắc chắn chúng vẫn lây lan tới hạch bạch huyết ở cổ. Do vậy những hạch bạch huyết này thường được loại bỏ cùng với khối u thanh quản khi phẫu thuật. Điều trị ung thư thanh quản bằng xạ trị thường được thực hiện bằng hóa chất vì điều này có thể cần thiết sau phẫu thuật. Đặc biệt là khi tế bào ung thư lây lan tới hạch bạch huyết rồi và có thêm nhiều đặc điểm khác khiến ung thư thanh quản có thể tái phát.

Thay vì sử dụng phương pháp điều trị ung thư thanh quản bằng phẫu thuật là biện pháp đầu tiên thì hiện nay cũng có những bác sĩ đã bắt đầu chỉ định áp dụng hóa trị liệu trước. Nếu như còn tế bào ung thư sót lại thf mới can thiệp phẫu thuật. Điều này cũng có thể gây ra nhiều khó khăn, tuy nhiên nó lại có thể "cứu vớt" lại việc phải cắt bỏ thanh quản.

Trong trường hợp sụn tuyến giáp cũng bị tế bào ung thư phá hủy thì thanh quản mất vĩnh viễn khả năng hoạt động lại như bình thường, cho dù bạn áp dụng bất kể phương pháp điều trị ung thư thanh quản nào. Trong những trường hợp này, phương pháp điều trị tốt nhất có thể là phẫu thuật để loại bỏ thanh quản và các mô lân cận bị ung thư (như tuyến giáp).

Một lựa chọn điều trị ung thư thanh quản khác có thể là bắt đầu bằng hóa trị hay còn gọi là induction chemotherapy. Nếu như khối u có dấu hiệu co lại thì hóa trị liệu sẽ được chỉ định. Còn nếu khối u không co lại thì bác sĩ lại chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật.

Khối u ung thư quá lớn và đã di căn quá xa để được loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật thì thường được điều trị bằng bức xạ trước. Hóa chất thường được chỉ định là cetuximab. Một lựa chọn trị liệu khác là thuốc trị liệu miễn dịch - được áp dụng độc lập hoặc kết hợp với hóa trị. 

Đôi khi nếu khôi u có lại đủ kích thước cho phẫu thuật thì bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp cả loại bỏ hạch bạch huyết. Còn nếu như ung thư thanh quản đã di căn thì mực tiêu điều trị thường là ngăn chặn hoặc làm chậm lại sự phát triển của tế bào ung thư càng lâu càng tốt và giúp giảm thiểu những triệu chứng nào mà bệnh có thể gây ra.

Nguồn dịch: https://www.cancer.org/cancer/laryngeal-and-hypopharyngeal-cancer/treating/by-stage.html


Tác giả: Thắng Lê