Trầm cảm sau sinh không đáng sợ nếu như bạn biết làm những điều này

Trầm cảm sau sinh không đáng sợ nếu như bạn biết làm những điều này
Bệnh trầm cảm sau sinh đang là nỗi lo không chỉ của các sản phụ mà còn là nỗi lo của cả gia đình. Cần làm gì khi sản phụ bị trầm cảm sau sinh và điều trị ra sao luôn là hai câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian qua.

1. Trầm cảm sau sinh là gì?

Các chuyên gia đã thống kê được rằng có khoảng 80% các sản phụ phải trải qua chứng rối loạn tâm lý sau sinh cùng với những biểu hiện như buồn bã, mất ngủ, mệt mỏi,... Tuy nhiên thì những triệu chứng của rối loạn tâm lý hậu sản như vậy sẽ hết nhanh chóng sau khoảng 1 đến 2 tuần sau khi sinh.

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh rất nguy hiểm (Ảnh: Internet)

Dù vậy thì nếu như các triệu chứng này vẫn tiếp tục kéo dài thì đây có thể là biểu hiện của chứng trầm cảm sau sinh. Trầm cảm là một dạng tâm bệnh liên quan đến suy nghĩ và những cảm giác mệt mỏi, lo lắng, buồn chán xuất hiện sau sinh. Thậm chí còn có những sản phụ bị bệnh trầm cảm hậu sản thường có cảm giác lo sợ, ám ảnh việc con mình sẽ bị hại hay tự nghĩ bản thân họ là người mẹ xấu.

Để hiểu được cần làm gì khi bị trầm cảm sau sinh và điều trị ra sao thì trước hết chúng ta cần phải biết được dấu hiệu trầm cảm sau sinh và nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh ở phụ nữ.

2. Triệu chứng của trầm cảm sau sinh

Các mức độ trầm cảm sau sinh rất đa dạng. Có thể là việc cảm xúc dễ bị thay đổi hoặc dễ bùng nổ. Giới y học gọi đây là hội chứng “Baby Blues”. Dạng trầm cảm sau sinh này là dạng nhẹ nhất và kéo dài không lâu (khoảng 1-2 tuần). Với trường hợp nặng hơn thì cần có sự can thiệp của y học.

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết trầm cảm sau sinh, cụ thể:

- Cảm thấy vô vọng, buồn, quá tải hoặc trống rỗng

- Thường xuyên khóc và không có lý do rõ ràng

- Cảm thấy sợ hãi, lo lắng, buồn phiển, bồn chốn, đôi khi lại cáu kỉnh

- Không thể ngủ được hoặc ngủ quá nhiều ngay cả khi đứa bé đã ngủ

- Không kiềm chế được bản thân

- Cảm thấy có những đau đớn về thể chất

- Ăn uống không điều độ

- Xa lánh gia đình, bạn bè vì cảm thấy bản thân có thể làm họ bị thương

- Xuất hiện những ý nghĩ về việc làm hại con, gia đình và bản thân

3. Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh có thể do những yếu tố về thể chất, tinh thần hay những mối nguy hại xung quanh,..Cụ thể:

- Yếu tố thể chất: sản phụ sau sinh bị thay đổi hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng dẫn đến những cảm giác mệt mỏi là tiền đề của trầm cảm. Đồng thời việc bị thay đổi trong thể tích máu, hệ miễn dịch hay huyết áp cũng như việc chuyển hóa chất trong cơ thể dẫn đến cơ thể mệt mỏi và dễ bị thay đổi cảm xúc. Ngoài ra, nhiều sản phụ không được nghỉ ngơi đúng mức cần thiết cùng với việc bị thiếu ngủ liên tục có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức, chính điều này là một trong những nguyên nhân lớn gây nên các triệu chứng trầm cảm sau sinh.

- Yếu tố tinh thần: Do những đau đớn mà bà mẹ phải trải qua trong quá trình sinh con có thể kéo dài đến một vài tuần sau sinh. Những vấn đề này là bản thân sản phụ suy nghĩ họ không còn xinh đẹp và hấp dẫn nữa. Đồng thời mỗi bà mẹ đều bị những áp lực về trách nhiệm làm mẹ của mình.

- Yếu tố nguy cơ: Một vài người trước sinh có biểu hiện bệnh trầm cảm thì bệnh sẽ thường dễ tái phát sau sinh.

4. Điều trị trầm cảm sau sinh như thế nào?

Vậy đã bị trầm cảm sau sinh và điều trị như thế nào? Có một số liệu pháp đặc trưng như: dùng thuốc, các liệu pháp tâm lý,... Cụ thể:

- Liệu pháp sử dụng hormon: Phụ nữ sau sinh bị suy giảm estrogen vì thế mà bổ sung hormon này sẽ có hiệu quả đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh. Người ta sẽ sử dụng estrogen kết hợp với thuốc điều trị trầm cảm.

- Liệu pháp tâm lý: đây là liệu pháp mà hầu hết các bác sĩ đều cố gắng áp dụng cho phụ nữ bị trầm cảm sau sinh do không cần dùng thuốc nên không gây ảnh hưởng đến trẻ đang bú mẹ.

Phương pháp điều trị này là các cuộc nói chuyện riêng với chuyên gia về sức khỏe tâm thần (chuyên gia tư vấn, bác sĩ trị liệu, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần hoặc nhân viên y tế cộng đồng). Hai loại tư vấn cho thấy có hiệu quả đặc biệt trong điều trị chứng trầm cảm sau sinh là: “Liệu pháp hành vi nhận thức” (giúp người bệnh nhận ra và thay đổi suy nghĩ tiêu cực và hành vi của mình) và “Liệu pháp tương tác” (giúp mọi người xung quanh hiểu và hỗ trợ điều trị với người bị bệnh) - Theo Ds.Nguyễn Hải Đăng

Ngoài ra, các liệu pháp vật lý trị liệu đơn giản cũng góp phần cải thiện tốt các tình trạng này như: tập thể dục hàng ngày, thư giãn, tận hưởng các sở thích, tiếp xúc nhiều hơn và mở lòng với những người thực sự quan tâm đến bạn...

Sử dụng thuốc: Với những sản phụ bị trầm cảm nặng, bác sĩ sẽ kê thuốc hỗ trợ trong quá trình điều trị nhưng cần phải theo dõi sát sao để đề phòng tác dụng phụ.

Xem thêm: Cảnh báo dấu hiệu trầm cảm sau sinh tuyệt đối không nên bỏ qua

 

Minh Ngọc

 

Tác giả: Ngọc Lê Minh