Điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Mặc dù không gây ra những nguy hại cho sức khỏe nhưng rôm sẩy lại khiến trẻ em rất khó chịu trong mùa nóng nực vì cảm giác ngứa ngáy. Hãy tham khảo những cách điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh dưới đây để giúp bé nhanh chóng dứt căn bệnh này.

Mặc dù không gây ra những nguy hại cho sức khỏe nhưng rôm sảy lại khiến trẻ em rất khó chịu trong mùa nóng nực vì cảm giác ngứa ngáy.

Rôm sảy là khi da trẻ xuất hiện những mảng mun đỏ li ti. Tất cả mọi người đều có thể bị rôm sẩy nhưng trẻ sơ sinh là nhóm đối tượng mắc phải nhiều nhất.

Rôm sảy có thể xuất hiện ở một vùng trên cơ thể như lưng, bụng, ngực, các nếp gấp da, chỗ tiếp xúc nhiều với quần áo hoặc nặng hơn có thể lan ra toàn thân. Các nốt đỏ này có thể kèm theo các bọc nước nhỏ li ti hoặc nốt mủ trắng. 

1. Nguyên nhân gây rôm sảy

Nguyên nhân gây rôm sẩy ở trẻ sơ sinh được cho là do sự bít tắc lỗ chân lông khiến mồ hôi không thoát ra được gây nổi những mụn đỏ. Lỗ chận lông của trẻ nhỏ có kích thước bé hơn rất nhiều của người lớn được cho là lời giải thích tại sao chủ yếu trẻ nhỏ bị rôm sẩy, không phải người lớn.

Điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh như thế nào? - Ảnh 2.

Bít tắc lỗ chân lông gây ra rôm sảy (Ảnh: Internet)

Trẻ em thường bị rôm sảy vào mùa hè do thời tiết nóng ấm khiến bé đổ mồ hôi nhiều nhưng lại không thoát được ra ngoài. Tuy nhiên, trong mùa đông cũng có những trường hợp bé bị rôm sảy do bố mẹ mặc quá nhiều lớp quần áo để giữ ấm khiến bé nóng, đổ mồ hôi nhưng mồ hôi không thể thoát ra ngoài môi trường.

Rôm sảy chính là lời báo hiệu cơ thể trẻ sơ sinh đang rất nóng và cần được hạ nhiệt. Đây không chỉ là vấn đề bệnh do thời tiết mà bố mẹ cũng cần chú ý đến tình trạng quá nóng có thể khiến bé sốc nhiệt, thậm chí là đột quỵ mà có cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh cho phù hợp.

2. Cách điều trị rôm sảy ở trẻ em

Dưới đây là một số cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh bố mẹ có thể tham khảo:

- Làm mát cơ thể cho bé: Khi bé bị rôm sảy, hãy làm mát cơ thể cho bé  bằng cách bỏ bớt quần áo, để bé ngồi ở nơi khô thoáng, dùng khăn ướt loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn trên da bé để thoáng lỗ chân lông. Bố mẹ cũng có thể hạn nhiệt bằng cách đắp khăn ướt lên trên vùng bị rôm sảy của bé.

Điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh như thế nào? - Ảnh 3.

Hãy bỏ quần áo khỏi vùng bé bị rôm sảy (Ảnh: Internet)

- Làm khô da: Cách làm khô da hiệu quả nhất là dùng quạt mát để khô mồ hôi trên người bé, tạo điều kiện cho mồi hôi còn ứ đọng trong lỗ chân lông được thoát ra ngoài.

- Để da được hô hấp: Khi bé bị rôm sảy, bố mẹ hãy nhớ đẻ da của bé được tiếp xúc với không khí tối đa. Nếu có thể, hãy bỏ hết quần áo của bé ra.

- Sử dụng các loại lá cây trị rôm sảy cho trẻ: Trong dân gian có rất nhiều loại lá cây có tác dụng điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh rất tốt như lá đậu ván, kinh giới, mướp đắng. Mẹ có thể đun các loại nước lá này, để nguội và tắm cho bé bằng nước đậm đặc, sau đó tắm lại bằng nước sạch. Duy trì phương pháp này trong vòng 2-3 ngày bé sẽ nhanh chóng khỏi rôm sảy. Đặc tính vị đắng và chát của các loại lá, quả chết giúp các vệt mụn rôm sảy nhanh xẹp xuống và biến mất.

Điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh như thế nào? - Ảnh 4.

Các loại lá, quả có tác dụng điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh (Ảnh: Internet)

- Sử dụng các loại kem bôi đặc trị cho bệnh rôm sảy. Khi bệnh của bé kéo dài và có dấu hiệu chuyển nặng, bố mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại kem bôi đặc trị giúp giảm ngứa và kháng viêm hiệu quả để giúp bé nhanh khỏi.

Một số lưu ý khi điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh:

- Không để móng tay của bé dài vì bé có thể gãi gây trầy xước và nhiễm trùng

- Không lạm dụng phấn rôm vì chất phấn có thể gây bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng bệnh nặng hơn

- Không áp dụng phương pháp giết sảy được truyền trong dân gian vì nguy cơ cao khiến cho các vết nước mủ bị lan rộng, gây nhiễm trùng nhiều vùng khác trên cơ thể trẻ dù cách này có thể khiến trẻ cảm thấy đỡ ngứa và thoải mái tức thì.

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên