Điểm mặt những nguyên nhân táo bón khi mang thai

Điểm mặt những nguyên nhân táo bón khi mang thai
Táo bón là một triệu chứng bình thường khi mang thai, được hình thành do lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý hoặc một số nguyên nhân khách quan. Vậy nguyên nhân táo bón khi mang thai là gì?

Táo bón khi mang thai không phải là bệnh. Táo bón là một triệu chứng bình thường trong thời gian mang thai, được hình thành do chế độ ăn uống không hợp lý, lối sống ít vận động hoặc bởi một số nguyên nhân khách quan khác. 

Vậy nguyên nhân táo bón khi mang thai là gì? Hãy đọc bài viết sau để tìm câu trả lời nhé!

1. Nguyên nhân táo bón khi mang thai

Một số nguyên nhân táo bón khi mang thai phổ biến nhất là:

- Progesterone, nội tiết tố này đóng vai trò trong việc làm dịu các dây chằng để chuẩn bị cho sinh nở. Tuy nhiên, nó cũng có gây ra sự co giãn và lỏng lẻo của các dây trong thành ruột khiến quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng.

- Chế độ ăn uống thiếu khoa học, vận động không hợp lý, cộng với ốm nghén là lý do khiến cơ thể bà bầu bị thiếu nước trầm trọng. Và bà bầu bị thiếu nước sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa, gây ra bệnh táo bón hoặc làm nghiêm trọng hơn bệnh táo bón.

Ảnh 2.

Nguyên nhân dẫn đến táo bón khi mang thai là gì? (ảnh Internet).

 - Hoạt động của ruột non suy yếu cũng là lý do gây ra táo bón ở bà bầu. Quá trình chuyển đổi thức ăn từ dạ dày, qua ruột non đến ruột già ít nhiều sẽ bị giảm sút. 

 - Khi mang thai, tử cung gây áp lực, đè lên ruột khiến chuyển động trong ruột trở nên khó khăn hơn. Đây chính là nguyên nhân táo bón khi mang thai.

- Nhiều phụ nữ bị phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng để đi vệ sinh, hoặc đã từng lạm dụng thuốc nhuận tràng trong quá khứ thì nguy cơ mắc táo bón khi mang thai là rất cao. 

- Việc bổ sung sắt cho cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở bà bầu. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bà bầu nên thay thế thuốc bổ sung sắt bằng các loại thực phẩm giàu sắt từ tự nhiên như rau xanh lá, các loại đậu, các loại thịt đỏ... 

Ảnh 3.

Súp lơ xanh cung cấp hàm lượng lớn chất xơ cho bà bầu (ảnh Internet).

 - Chế độ dinh dưỡng quá nhiều thịt đỏ, ít rau xanh và hoa quả cũng là nguyên nhân gây ra táo bón khi mang thai. Ngoài ra sữa và các chế lợi phẩm từ sữa cũng làm nghiêm trọng hơn bệnh táo bón. 

- Nhịn đi đại tiện, bỏ qua các tín hiệu của cơ thể khi cần đi đại tiện có thể là nguyên nhân táo bón khi mang thai. Lâu dần, thành ruột và trực tràng sẽ có dấu hiệu thay đổi dẫn đến cơ thể ít tiếp nhận các tín hiệu bài tiết thông thường.

2. Cách điều trị táo bón khi mang thai

Cách điều trị táo bón khi mang thai là gì? Quan trọng hơn hết là bà bầu phải cải thiện chế độ ăn uống của mình, bổ sung thêm nhiều chất xơ, thức ăn thô hòa tan và không hòa tan vào các bữa ăn mỗi ngày. Theo chuyên gia dinh dưỡng, số lượng chất xơ nên tiêu thụ hằng ngày trong khi mang thai là là 25-28 gram/ ngày.

Kiểm soát cân nặng của bản thân cũng là giải pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai. Việc tăng cân nhiều, tăng cân quá nhanh là không hoàn toàn có lợi đối với cả bà bầu và thai nhi. Bà bầu cần một chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập thích hợp để duy trì tăng cân ở mức độ ổn định nhất. 

Ảnh 4.

Kiểm soát cân nặng là giải pháp hiệu quả để phòng ngừa táo bón khi mang thai (ảnh Internet).

Bà bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc nhuận tràng, thuốc thụt hay các loại dầu bôi trơn. Nếu quá lạm dụng các loại thuốc này, về lâu dài bà bầu sẽ không thể tự đi đại tiện được.

Khi mang thai, bà bầu thường xuyên phải đi vệ sinh, cả ngày lẫn đêm. Do bất tiện này, nhiều bà bầu trở nên lười uống nước nhưng họ không biết rằng lười uống nước rất nguy hại cho cơ thể. Một khi cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến mệt mỏi, xanh xao và dễ mắc chứng táo bón thai kỳ. Để tốt nhất cho cơ thể, bà bầu cần uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày. 

Ảnh 5.

Bà bầu cần uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày (ảnh Internet).

Đối với bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, các vấn đề thai nghén, bệnh trĩ hoặc nhược giáp... phải được điều tốt bởi đây cũng chính là nguyên nhân táo bón khi mang thai. 

Các bệnh tiểu đường thai kỳ, chứng nôn nghén, trĩ hoặc nhược giáp... đều là nguyên nhân táo bón khi mang thai. Vì thế, hãy điều trị tốt chúng để tránh làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón.

Tác giả: Yến Anh