Nhận biết 6 dấu hiệu bệnh sỏi thận điển hình

Tham vấn chuyên môn: -
Nhận biết 6 dấu hiệu bệnh sỏi thận điển hình
Nhiều người vẫn cho rằng bệnh sỏi thận không nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên sỏi thận để càng lâu càng dễ gây biến chứng thậm chí dẫn đến viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn, bể thận... Nhận biết những dấu hiệu bệnh sỏi thận để kịp thời có những phương án thăm khám điều trị.

Sỏi thận là một bệnh lý thường gặp ở cơ thể người. Sỏi thận sinh ra khi các chất khoáng kết tinh, lắng đọng không thoát ra ngoài, lâu ngày kết thành sỏi. Sỏi thận mặc dù không quá nguy hiểm tới sức khỏe con người nhưng nếu để sỏi thận to lên hoặc điều trị không dứt điểm sẽ gây biến chứng như nhiễm khuẩn vùng chậu, bể thận, suy thận... 

Cơn đau sỏi thận đôi khi khó phân biệt với những cơn đau bụng, đau vùng chậu thông thường, nhiều người còn nhầm lẫn triệu chứng của sỏi thận giống với viêm đường tiết niệu. 

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức nền tảng về triệu chứng của bệnh sỏi thận, từ đó có những phương án xử trí kịp thời.

1. Dấu hiệu bệnh sỏi thận

1.1. Đau lưng, đau mạn sườn

Triệu chứng thường thấy ở người bị sỏi thận là những cơn đau ở mạn sườn và lưng, ngay dưới xương sườn nơi có thận. Những cơn đau này có thể xuất phát từ vùng chậu lan xuống những vùng xung quanh, tùy vào thời điểm phát hiện mà mức độ đau nặng nhẹ khác nhau. 

Riêng nam giới bị sỏi thận có thể đau ở tinh hoàn và đau ở bìu. 

Nhận biết 6 dấu hiệu bệnh sỏi thận điển hình - Ảnh 1.

Đau lưng, đau mạn sườn cảnh báo dấu hiệu bệnh sỏi thận

1.2. Nước tiểu mùi hôi

Bệnh nhân sỏi thận thường có nước tiểu đục và có mùi hôi, hăng do chứa nhiều chất độc và hóa chất.

1.3. Tiểu nhiều, tiểu buốt

Nếu bạn đi tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu dắt hãy nghĩ ngay đến nguy cơ bị sỏi thận. Đi tiểu buốt là do viên sỏi đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo. 

Nhận biết 6 dấu hiệu bệnh sỏi thận điển hình - Ảnh 2.

Tiểu nhiều, tiểu buốt là dấu hiệu bệnh sỏi thận

1.4. Buồn nôn và nôn

Buồn nôn cũng là dấu hiệu bệnh sỏi thận thường gặp. Bạn có cảm giác buồn nôn là do các cơn đau quá sức bởi sỏi thận, hoặc nôn vì đây là cách duy nhất thải chất độc ra khỏi cơ thể khi thận đã không còn tác dụng bài tiết chất cặn bã.

1.5. Đau khi ngồi lâu

Khi những viên sỏi trong thận đã to, người bệnh khó có thể ngồi hay nằm một tư thế nhất định trong thời gian dài. Do áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận khiến sỏi cọ xát vào nhiều cơ quan nội tạng khác, càng làm người bệnh đau hơn.

1.6. Sưng

Hãy chú ý đến vùng bụng nơi vị trí của thận, người bị sỏi thận sẽ bị sưng vùng bụng, quanh khu vực bụng hoặc háng bị sưng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh sỏi thận đang ở mức độ đáng báo động, sỏi to lên cần phải đi khám ngay. 

1.7. Sốt

Người bị sỏi thận dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, khiến họ sốt và gai người.

Nhận biết 6 dấu hiệu bệnh sỏi thận điển hình - Ảnh 3.

Dấu hiệu bệnh sỏi thận có thể được nhận biết qua những cơn sốt không rõ nguyên nhân

2. Phương pháp điều trị sỏi thận hiệu quả

- Đối với sỏi nhỏ: Tích cực uống nhiều nước, một số loại thuốc nam như kim tiền thảo, bông mã đề, cỏ xước... sẽ có tác dụng làm bào mòn sỏi, loại bỏ sỏi ra ngoài cơ thể.

- Đối với sỏi lớn, có biến chứng: Nếu điều trị nội khoa không có kết quả sẽ tiến hành mổ thận lấy sỏi, tán sỏi nội soi, tán sỏi qua da, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi.

3. Phòng ngừa sỏi thận hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh sỏi thận, bạn cần uống đủ nước mỗi ngày (2-3l theo chuyên gia khuyến cáo) để thanh lọc cơ thể, đồng thời khiến lượng nước tiểu loãng ra, giảm nguy cơ lắng đọng các chất khoáng trong thận. Bên cạnh đó, bổ sung chất xơ, ăn uống lành mạnh, cắt giảm muối trong bữa ăn hàng ngày vì muối cũng là 1 trong nhiều nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh sỏi thận.

Nếu có một trong số những triệu chứng trên,  bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra và kịp thời có những phương án xử lý trước khi sỏi thận to lên và biến chứng thành những căn bệnh nguy hiểm khác.

Tác giả: LMM