Đau buồn có phải là nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm không?

Đau buồn có phải là nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm không?
Nhiều người thường xuyên trải qua cảm giác đau buồn. Vậy đây có phải là nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm hay không?

Đau buồn là một cảm xúc xuất hiện sau khi con người trải qua sự mất mát hoặc vấn đề khó có thể vượt qua. Nỗi buồn có thể được kiểm soát qua thời gian và giúp chúng ta vui trở lại. Nhưng nếu đau buồn kéo dài, khiến bạn cảm thấy suy sụp thì đây lại chính là nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm mà bạn không hề hay biết. 

1. Những giai đoạn của nỗi buồn

Khi trải qua một nỗi đau nào đó, bạn lần lượt sẽ gặp những cảm xúc: phủ nhận, tức giận, trầm cảm và chấp nhận. Cả năm giai đoạn này chúng ta đều sẽ phải trải qua, tuy nhiên chúng có thể sắp xếp không theo một thứ tự nào cả và cũng không có thời gian cụ thể nào cho năm giai đoạn này của nỗi buồn.

Nhiều người sẽ rất thuận lợi trải qua nỗi buồn và sẽ vui vẻ trở lại sau đó. Tạp chí Tâm lý học chuyên nghiệp nghiên cứu rằng thời gian để trở lại trạng thái bình thường là khoảng 18 tháng sau mất mát hoặc nỗi đau nào đó. 

Trong khi đó, nhiều người sẽ khó có thể hoặc không vượt qua được giai đoạn trầm cảm, liên tục sống với cảm xúc phủ nhận, tức giận. Lâu dần các cảm xúc này trở thành một trạng thái tiêu cực, là nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm cho con người. 

Ảnh 1.

Ảnh: Internet

2. Trầm cảm và đau buồn là hai trạng thái hoàn toàn khác nhau

Thực tế u sầu (melancholy) và trầm cảm (depression) là hai trạng thái hoàn toàn khác nhau, mặc dù đau buồn có thể nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm. Vì vậy nếu nhận thức sai về hai trạng thái này, bạn có thể bỏ qua dấu hiệu cầu cứu từ bệnh nhân đang mắc trầm cảm hoặc trong trường hợp khác làm vấn đề trở nên phức tạp hơn.

U sầu, đau buồn là cảm xúc đơn thuần, không phải là cảm xúc tiêu cực mà là một phần thiết yếu trong cuộc sống của con người - đi kèm với trạng thái hạnh phúc. Theo Eric G. Wilson, việc khai thác sâu vào những góc khuất của tinh thần có thể khơi dậy sự cảm thông, sáng tạo và thúc đẩy động lực tiềm tàng bên trong chúng ta. 

Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Ngược lại, trầm cảm không đơn giản là vấn đề của xúc cảm mà nó còn vượt xa hơn, trở thành một căn bệnh tâm lý. Nó xảy đến khi mà cảm xúc bị tổn thương cứ liên tục luẩn quẩn bên trong tâm trí chúng ta, chúng ta chẳng thể san sẻ hay thoát ra được trong suốt một thời gian dài. 

Trầm cảm không phải là một sản phẩm của trí tưởng tượng. Nó hiện hữu lặng thầm đến nỗi nhiều người mắc bệnh còn chẳng nhận ra và đôi khi dữ dội như một "con chó đen" sẵn sàng cầm cương, điều khiển chính chủ nhân của mình khi họ không còn sức chống trả.

Bạn sẽ chẳng thấy người trầm cảm gào khóc rồi thôi. Mà nó là cảm giác nặng nề trống rỗng hàng tuần liền. Họ càng không phải đang đóng kịch để thu hút người khác chú ý. Họ rơi vào trạng thái bị cô lập, không thể hòa nhập, không thể vui vẻ với mọi người xung quanh. 

 Trầm cảm không phải là gào rống và khóc thoả thuê một lần rồi thôi như u sầu. Nó là cảm giác nặng nề, trống rỗng suốt hàng tuần, hàng tháng liền, hút cạn sức sống và gặm mòn tinh thần chủ thể như Andrew Solomon, tác giả cuốn "Quái vật giữa ngày trưa", đã viết: "Bệnh trầm cảm đã bủa vây lấy tôi như nhánh tầm gửi chiếm đoạt thân cây sồi nọ. Nó đang hút dần sức sống bên trong và quấn quanh tâm trí tôi, trở nên xấu xí nhưng lại còn "sống" hơn cả bản thân tôi."

Người mắc bệnh trầm cảm thật sự bị bệnh, chứ không phải đang đóng kịch để thu hút sự chú ý của người xung quanh. Họ cũng rất muốn sống một cuộc đời hạnh phúc và vui vẻ như mọi người nhưng lại chẳng thể hoà nhập.

Ảnh 3.

Ảnh: Internet

3. Khi nỗi đau biến thành trầm cảm

Theo con số thống kê khoảng 20% trong số những người cảm thấy đau buồn bị biến thành bệnh trầm cảm. Những người này luôn cảm thấy chán nản, tuyệt vọng. Đau buồn lúc này không đơn giản là nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm nữa mà nó trở thành một triệu chứng mãn tính, khiến người bệnh mắc kẹt trong nỗi đau.

Sự đau buồn cũng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe như giảm khả năng hoạt động xã hội, khiến bạn mất ngủ. Các triệu chứng khác của bệnh trầm cảm, không chỉ là nỗi đau bình thường, có thể bao gồm:

-    Không có khả năng để làm công việc hàng ngày

-    Ảo tưởng hoặc ảo giác

-    Phản ứng chậm hơn

-    Giảm hoặc tăng cân

-    Cảm giác vô giá trị

-    Có ý nghĩ tự tử

Nếu bạn hoặc người xung quanh vừa trải qua một nỗi đau mất mát lớn và có biểu hiện bất thường của cảm xúc thì hãy chú ý và đến gặp bác sĩ tâm lý để sớm phát hiện tình trạng sức khỏe của mình đang là gì. Đồng thời tìm ra sớm bạn có thể vượt qua, ngăn chặn nó trở thành trầm cảm nặng. 


Tác giả: Phương Thuận