Chữa cận thị không đúng cách, tiền mất tật mang!

Chữa cận thị không đúng cách, tiền mất tật mang!
Chị Nguyễn Thị M. (Thanh Xuân, Hà Nội) đã phải giật mình trước kết quả đưa con đến kiểm tra mắt Bệnh viện Mắt Hà Nội 2. Tại đây, các bác sĩ đã khẳng định con chị bị tật khúc xạ nặng hơn do đeo kính thiếu khoa học!

1. Chữa cận thị không đúng cách, tiền mất tật mang

Chị Nguyễn Thị M. (Thanh Xuân, Hà Nội) đã phải giật mình trước kết quả đưa con đến kiểm tra mắt Bệnh viện Mắt Hà Nội 2. Tại đây, các bác sĩ đã khẳng định con chị bị tật khúc xạ nặng hơn do đeo kính thiếu khoa học.

Theo chị, khi thấy con thường xuyên xem ti-vi ở khoảng cách gần, khi viết bài phải cúi sát, vợ chồng chị đã cho con tới hàng kính gần nhà để chữa cận thị cho con. Tại đây, nhân viên cửa hàng kính khẳng định con chị bị cận 2 diop và đưa bé đeo thử kính thấy sáng mắt. Hai vợ chồng chị yên tâm để bé tiếp tục đeo kính.

Tuy nhiên thời gian gần đây, bé thường xuyên có dấu hiệu mỏi mắt và bị choáng khi đeo kính. Lo lắng, chị đưa con đến bênh viện kiểm tra lại. Tại đây, sau khi đo mắt, theo dõi nhỏ thuốc giãn đồng tử và các biện pháp chuyên môn, bác sĩ cho biết bé chỉ cận 0,5 độ chứ không phải hơn 2 diop như cửa hàng kính kia đã chẩn đoán cho bé.

Chữa cận thị cho con như thế nào là đúng cách? - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Theo PGS Hà Huy Tài – Chuyên khoa Nhãn nhi Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 việc đo mắt cận rất khó và tinh tế. Đặc biệt, tình trạng cận thị giả xuất hiện rất nhiều vào mùa thi cử và những khoảng thời gian căng thẳng. Nguyên nhân chủ yếu do co quắp điều tiết. Cận thị thường có tiến trình phát triển bệnh rõ ràng chứ không làm mờ nhanh trong thời gian ngắn.

Sai lầm của nhiều cha mẹ là đưa con tới các cửa hàng kính mà không qua thăm khám của bác sĩ. Việc đo cắt kính ở các cửa hàng có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí, tuy nhiên về lâu dài không hề có lợi cho sức khoẻ của trẻ. Sau một thời gian có thể gây cảm giác khó chịu và làm nặng hơn tình hình cận thị.

Chữa cận thị cho con như thế nào là đúng cách? - Ảnh 3.

Đo cắt kính ở những địa chỉ khám mắt không uy tín khiến bé bị cận thị nặng hơn (Ảnh: Internet)

Tại một số phòng khám tư và cửa hàng kính không có bác sĩ chuyên khoa, nhân viên kỹ thuật cũng không được đào tạo một cách bài bản dẫn tới việc đo đạc không chính xác. Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng cũng chạy theo lợi nhuận, cắt kính ngay mà không xem xét kỹ tình hình.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích việc người bệnh đến thăm khám tại các cơ sở Nhãn khoa có uy tín để đảm tính khách quan bằng các bài kiểm tra đặc thù và phòng tránh nguy cơ cận thị giả.

2. Làm thế nào để chữa cận thị đúng cách

Hiện nay có 3 phương pháp chính để chữa cận thị:

- Đeo kính: Đây là biện pháp khá "truyền thống" và an toàn, tuy nhiên không thuận tiện và có thể ảnh hưởng tới thẩm mĩ.

- Sử dụng kính áp tròng: đeo thường xuyên & đeo ban đêm để chỉnh được độ cận/loạn; Sáng hôm sau có thể bỏ ra; Kỹ thuật này (Ortho-K) chỉ mới được phát triển một vài năm trở lại đây. Đây là phương pháp khá thuận tiện và có tính thẩm mĩ cao, tuy nhiên cần dành nhiều thời gian và chi phí để đảm bảo vệ sinh và an toàn khi sử dụng.

Chữa cận thị cho con như thế nào là đúng cách? - Ảnh 4.

Sử dụng kính áp tròng là phương pháp khá thuận tiện và có tính thẩm mĩ cao (Ảnh: Internet)

- Phẫu thuật khúc xạ: Đây là phương pháp dành cho người trên 18 tuổi và độ khúc xạ đã có sự ổn định. Người dưới 18 tuổi cũng có thể thực hiện phẫu thuật nếu được sự đồng ý của người giám hộ và phải kí cam kết. 


Tác giả: Bùi Thảo Ngân