Chiến đấu với bệnh tiểu đường khi đã mắc biến chứng loét bàn chân

Chiến đấu với bệnh tiểu đường khi đã mắc biến chứng loét bàn chân
Một ngày thức dậy thấy mất đi hai ngón chân cái - cảm giác kinh khủng này chắc hẳn ai cũng mường tượng ra được. Và đó là điều bố tôi đã phải hứng chịu khi chung sống với căn bệnh tiểu đường.
Ảnh 1.

Vết loét lúc đầu sẽ dần dần khiến chi bị hoại tử

Hồi mới phát hiện ra bệnh bố, cả nhà lo đưa bố đi chữa chạy khắp nơi, thuốc gì tốt nhất thì mua cho bố, lên mạng tìm hiểu thêm thông tin. Đối mặt với những thông tin như "Một ngày ở Việt Nam có 150 người chết vì tiểu đường", gia đình tôi sợ hãi tột độ.

May mắn thay, sau một thời gian chữa trị thì bệnh bố cũng đỡ dần. Đỡ thôi chứ không khỏi. Vì thực tế hiện nay trên thế giới chưa có phương pháp nào giúp điều trị khỏi hẳn bệnh tiểu đường. Chỉ có thể thực hiện các phương pháp phòng ngừa bệnh tái phát nặng lại. Thôi thì may mắn không phải gặp "thần chết", bằng cách nào cả nhà cũng sẽ cùng bố chiến đấu với căn bệnh mà độ nguy hiểm sánh ngang ung thư này.

Hai điều quan trọng nhất trong hành trình này mà tôi nhận ra chính là: Thay đổi lối sống cũ và Kiểm soát lượng đường huyết.

Trước hết là thay đổi lối sống của bố

- Ăn uống: bố phải giảm hẳn tinh bột, mỗi bữa ăn một bát cơm, hoa quả ít ngọt có thể ăn với lượng nhỏ. Nếu đói bố có thể ăn thêm bánh dành riêng cho người tiểu đường. Tuyệt đối không để bố bị đói quá dẫn đến tụt đường huyết là cực kì nguy hiểm.

- Chế độ luyện tập thể dục: Vận động quá sức sẽ khiến người tiểu đường tụt đường huyết nên ba môn thể thao phù hợp mà tôi chọn cho bố là đạp xe, đi bộ và tập thể dục dưỡng sinh. Mới đầu bố cũng ngại tập lắm nhưng được 2 tuần là bố quen, cảm thấy cơ thể có vận động nên khỏe cả thể chất lẫn tinh thần luôn.

- Tinh thần: Nhà tôi luôn duy trì không khí vui tươi để tạo tinh thần thoải mái cho bố, giúp bố không bi quan về bệnh vì stress sẽ thúc đẩy các hormone làm xáo trộn mức huyết trong cơ thể. Tôi khuyến khích cháu chơi cùng ông hoặc mời bạn bè của bố đến chơi cờ, uống trà. 

Cuối tuần đưa bố ra công viên hoặc khu nghỉ dưỡng ngoại thành. Tránh tối đa việc để bố ngồi một chỗ xem ti vi, đọc báo và nghĩ ngợi.

Ảnh 3.

Trẻ con sẽ là nguồn vui lớn của ông bà

Sau đó là kiểm soát lượng đường huyết

Kiểm soát đường huyết cần phải dựa vào các chỉ số, bạn có thể theo dõi bằng máy đo đường huyết cầm tay và theo dõi định kỳ với bác sĩ. Để duy trì được chỉ số an toàn cần kết hợp cả điều trị bằng thuốc (tùy theo mức độ) và đặc biệt là chế độ ăn uống nghiêm ngặt.

Nhờ việc thay đổi lối sống và kiểm soát tốt đường huyết nên hiện nay sức khỏe bố tôi khá ổn, các chỉ số về đường huyết, cholesterol... đều ở mức cho phép, các biến chứng của tiểu đường không còn.

=>> Điều trị biến chứng bàn chân tiểu đường

Tác giả: KP