Mắc bệnh gout nên ăn như thế nào, kiêng những thực phẩm gì?

Tham vấn chuyên môn:
Mắc bệnh gout nên ăn như thế nào, kiêng những thực phẩm gì?
Ghi nhớ và áp dụng chế độ ăn uống cho người bị bệnh gout dưới đây mỗi ngày sẽ giúp bạn thoải mái ăn uống mà chẳng còn lo lắng về những cơn đau viêm khớp cấp do gout.

Gout là một bệnh về rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể làm tăng acid uric trong máu, gây nên những cơn đau ở các khớp, thường từ khớp nhỏ ở gối, mắt cá chân, bàn chân, cổ tay và đặc biệt là ở đầu ngón chân cái.

1. Người bị bệnh gout nên ăn như thế nào?

- Bổ sung thêm 500 - 1000mg vitamin C hàng ngày. 

- Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric, từ 2 tới 2,5 lít một ngày, nên uống nước khoáng, nước rau.

- Sữa, rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai…) có thể sử dụng với tỉ lệ nhiều hơn bình thường một chút.

- Giảm lượng đạm trong khẩu phần: tổng lượng thịt hoặc cá, đậu đỗ… khoảng 150 g/ngày.

- Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Cách tính các thực phẩm tương đương như sau: Lượng đạm trong 100g thịt = 180g đậu phụ = 70g lạc hạt = 100g cá = 100g tôm.

- Chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo ...) vì thịt có màu trắng thường ít purin hơn, lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 50-100g. 

- Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gout, bởi nó chứa một lượng purin an toàn. Chúng có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Vì vậy, người bệnh có thể thoải mái ăn mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì...

- Tăng cường các loại thực phẩm có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake. Người bệnh có thể ăn thoải mái các loại rau củ vì chúng chỉ chứa khoảng 20-25 mg purin, trừ một số loại như nấm, giá đỗ, măng tây. 

- Các loại rau ít purin dành cho người bệnh gout là rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà.... 

-  Nên thay thế các loại dầu bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng....để giảm bớt lượng chất béo. Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.

Thực đơn mẫu cho bệnh nhân bị gout cấp tính: 

- Đối với người nặng 50kg, tổng năng lượng đưa vào nên bằng 1.600 kcal/ngày. Đạm (protein) chiếm 10% tổng năng lượng = 40g = 160 kcal. Đường bột nên là 75% tổng năng lượng = 300g = 1.200 kcal. Chất béo chiếm 15% tổng năng lượng = 27g = 240 kcal. 

- Rau quả ăn tùy ý (nhưng không ăn loại rau quả có vị chua như cà muối...). 

Thực đơn cho bệnh nhân gout mạn tính:

- Nên ăn như chế độ ăn thông thường nhưng cần lựa chọn thức ăn. Hạn chế thức ăn nhiều purin, protein không quá 1g/kg cân nặng. Như vậy, đạm động vật và đậu đỗ không nên quá 100g/ngày.

2. Người bị bệnh gout nên tránh, hạn chế ăn gì?

- Hạn chế tối đa các thực phẩm có lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt bò, tôm, cua, ghẹ, thịt thú rừng, thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến.....). Những thực phẩm này dễ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gout cấp tính.

- Một số loại rau không tốt cho người bệnh gout là rau bina, cải bắp, măng tây và nấm. 

- Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo. 

- Tránh các loại hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. 

- Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh gout. 

- Tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng sự tạo acid uric trong gan và ngăn cản thận thải acid uric.  


Tác giả: LPA