Chăm sóc trẻ nhỏ bị cảm cúm, chỉ sử dụng thuốc thôi chưa đủ

Chăm sóc trẻ nhỏ bị cảm cúm, chỉ sử dụng thuốc thôi chưa đủ
Trẻ nhỏ bị cảm cúm, đây là căn bệnh gây nhiều khó khăn cho trẻ nhỏ. Chăm sóc trẻ nhỏ bị cảm cúm giúp giảm các triệu chứng bệnh ở trẻ là quan tâm của mọi phụ huynh có con nhỏ.

Vì trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Do đó, những ảnh hưởng từ cúm gây ra sẽ khiến phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, trẻ nhỏ cũng có khả năng đối phó với bệnh cảm cúm nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần chăm sóc trẻ nhỏ bị cảm cúm đúng cách, trẻ sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

1. Hiểu rõ những triệu chứng bệnh cảm cúm ở trẻ

Triệu chứng bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ cũng tương tự như triệu chứng cảm cúm ở người trưởng thành. Ngoài mắc các triệu chứng hô hấp thì ở trẻ nhỏ sẽ xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như nôn mửa và tiêu chảy hiếm gặp ở người lớn hơn.

Bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ xuất hiện triệu chứng đột ngột. Trẻ đột ngộ phát sốt, mệt mỏi, bị đau nhức cơ thể và các triệu chứng khác của bệnh cảm cúm như đau họng và ho. Dù bản chất các triệu chứng bệnh cúm tương tự như các bệnh đường hô hấp khác nhưng diễn biến của bệnh xảy ra khác nhau.

Khi cảm lạnh diễn ra từ từ và dần trở nên trầm trọng thì cảm cúm lại tấn công nhanh mạnh lên cơ thể trẻ. Vì thế, phụ huynh cần Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh, đừng nhầm lẫn!

Chăm sóc trẻ nhỏ bị cảm cúm, chỉ sử dụng thuốc thôi chưa đủ - Ảnh 2.

Chăm sóc trẻ nhỏ bị cảm cúm đúng cách, sử dụng thuốc điều trị giảm triệu chứng thôi chưa đủ - Ảnh Internet

2. Biến chứng của cúm ở trẻ nhỏ

Người lớn bệnh cảm cúm có thể nhanh khỏi nhưng ở trẻ nhỏ nguy cơ mắc bệnh cảm cúm sẽ cao hơn nhiều nên hầu hết trẻ nhỏ đều cần được tiêm chủng ngay khi có các mũi tiêm phòng cúm cho năm mới.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo rằng, chỉ với những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, tất cả trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi đều nên tiêm phòng cúm.

Lưu ý đối với trẻ nhỏ mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, suy giảm hệ thống miễn dịch đều được coi là trẻ có nguy cơ cao bị các biến chứng cúm và trẻ nhỏ luôn cần được tiêm phòng cúm đầy đủ.

3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị cảm cúm đúng cách

Chăm sóc trẻ nhỏ bị cảm cúm, chỉ sử dụng thuốc thôi chưa đủ - Ảnh 3.

Trẻ nhỏ cần được đo nhiệt độ đúng và nhanh chóng xử lý tránh xảy ra biến chứng - Ảnh Internet

Phụ huynh ngay khi phát hiện ra trẻ bị sốt có hai tình huống cần gọi lập tức cho bác sĩ:

- Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ cao trên 37,2 độ C. Lúc này, trẻ sơ sinh không thể điều chỉnh nhiệt độ tốt, vì vậy bạn nhanh chóng gọi cho bác sĩ chuyên khoa để nhận hướng dẫn.

- Trong khi đó trẻ từ 3 tháng đến 6 tháng có nhiệt độ trực tràng trên 38 độ C. Dù những trẻ lớn hơn này có thể điều chỉnh thân nhiệt tốt hơn so với khi còn nhỏ, khi trẻ có nhiệt độ trên 38 độ C vẫn là một vấn đề nghiêm trọng.

Trẻ nhỏ cần được đo nhiệt độ đúng và nhanh chóng xử lý để bảo vệ sức khoẻ của trẻ. Nếu trẻ sốt cao nhưng vẫn hoạt động bình thường mà không xuất hiện những biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, lười ăn hoặc trẻ cư xử như thường ngày thì phụ huynh không cần quá lo lắng. Những trường hợp sốt nhẹ nhưng trẻ lại lười vận động, không vui chơi và chán ăn thì cha mẹ cần chú ý tới trẻ hơn.

Có thể điều trị cho trẻ bằng một số loại thuốc nhưng thuốc không phải là tất cả để chăm sóc khi trẻ bị ốm.

3.1. Nên cho trẻ nghỉ ngơi và bổ sung đủ nước cho trẻ

Chăm sóc trẻ nhỏ bị cảm cúm đúng cách là ngoài việc bổ sung cho trẻ đủ lượng nước trẻ cần thì cần phải cho trẻ nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, cho trẻ nghỉ ngơi không đồng nghĩa với việc cho trẻ nằm trên giường cả ngày. Điều này sẽ càng khiến tình trạng bệnh cảm cúm ở trẻ tiến triển nặng hơn.

Trẻ em khá nhạy cảm trong việc không tự thúc ép bản thân quá mức khi cơ thể đang xuất hiện triệu chứng cảm cúm và mệt mỏi. Do đó, cha mẹ có thể dựa vào hành vi của con trẻ để kiểm tra và nhận định rằng con mình có đang mắc bệnh cảm cúm hay không và mức độ bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ có nghiêm trọng không.

Chăm sóc trẻ nhỏ bị cảm cúm, chỉ sử dụng thuốc thôi chưa đủ - Ảnh 4.

Điều trị cảm cúm cho trẻ đúng cách cần cho trẻ nghỉ ngơi và uống đủ nước - Ảnh Internet

3.2. Điều trị nôn mửa và tiêu chảy ở trẻ

Khi trẻ bị cúm sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy rất hiếm khi xảy ra ở người lớn. Điều này khiến phụ huynh cần đảm bảo rằng con bạn không bị mất nước do tình trạng nôn mửa và tiêu chảy gây ra.

Sau khi trẻ hét nôn cần duy trì nước cho trẻ và thay thế các chất điện giải đã mất cho trẻ uống bổ sung điện giải.

3.3. Liên lạc với bác sĩ chuyên khoa

Thực tế, dù trẻ bị sốt như thế nào nếu lo lắng về tình trạng và các triệu chứng cũng như hành vi của con mình thì dù là bệnh cảm cúm hay bệnh khác phụ huynh cũng nên liên lạc với bác sĩ nhi khoa để bác sĩ đưa ra lời khuyên có nên đưa con đến bệnh viện để thăm khám hay nên để coán dnahtiếp tục điều trị bệnh tại nhà.

Phụ huynh nếu có thể phán đoán đúng tình trạng và mức độ bệnh cảm cúm ở trẻ có thể giúp cho con trẻ nhanh chóng vượt qua cơn cúm và trở lại hoạt động bình thường.

Nguồn dịch: https://www.verywellhealth.com/caring-for-a-child-with-the-flu-770774


Tác giả: Nguyễn Hiền