Cảnh báo nguy hiểm: Táo bón khi mang thai tháng đầu

Cảnh báo nguy hiểm: Táo bón khi mang thai tháng đầu
Táo bón khi mang thai tháng đầu là triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu. Phổ biến là vậy nhưng không phải ai cũng có kiến thức để phòng và điều trị bệnh này.

1. Nguyên nhân táo bón khi mang thai tháng đầu

Khi mang thai ở tháng đầu tiên, cơ thể mẹ bầu tiết ra nhiều hormon thai kỳ, đặc biệt là progesterone gây cản trở hoạt động của cơ quan tiêu hóa, cụ thể là làm cho nhu động đường ruột kém co bóp hơn, khiến việc đào thải chất cặn ra khỏi cơ thể gặp nhiều khó khăn hơn. 

Ngoài ra, nhiều mẹ bầu kiêng đi lại trong tháng đầu thai kỳ để giữ an toàn cho thai nhi. Khi cơ thể không được vận động cũng làm cho bệnh táo bón trở nặng hơn. Thêm vào đó, một số mẹ bầu còn bị ốm nghén, không ăn được nhiều dẫn đến thiếu hụt chất xơ, ảnh hưởng xấu đến quá trình đào thải chất cặn của các cơ quan tiêu hóa. 

Ảnh 2.

Thiếu chất xơ là nguyên nhân phụ nữ bị táo bón khi mang thai tháng đầu (ảnh Internet).

Một lý do nữa là, khi mẹ bầu uống bổ sung quá nhiều canxi và sắt, lượng chất khoáng dư thừa này không được cơ thể hấp thụ sẽ tạo thêm gánh nặng cho quá trình tiêu hóa. Lưu ý, cần uống nhiều nước khi uống sắt và canxi. 

2. Tác hại của táo bón khi mang thai tháng đầu

Bệnh táo bón khiến mẹ bầu cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, chán ăn, ăn không ngon miệng. Theo thời gian, cơ thể sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến mệt mỏi, thậm chí là suy nhược cơ thể và làm gián đoạn quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi thai nhi.

Hơn nữa, khi bị táo bón, mẹ bầu thường có thói quen rặn để có thể đưa chất thải ra bên ngoài. Hành động này là không tốt, nó đe doạn đến sự an toàn của thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai bởi trong tháng đầu, thai nhi vẫn chưa bám chắc vào thành tử cung.

Ảnh 3.

Bị táo bón khi mang thai tháng đầu có nguy cơ sảy thai (ảnh Internet).

Bên cạnh đó, chất độc trong phân không được đưa ra bên ngoài mà tích lâu trong cơ thể dễ bị hấp thụ ngược lại vào cơ thể, dẫn đến nhiễm độc thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Ngoài ra, sau sinh thai nhi còn có nguy cơ cao mắc các bệnh như còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng. 

Quan trọng hơn, nếu bệnh táo bón không được điều trị có thể gây ra bệnh trĩ, viêm đại tràng, ung thư trực tràng và nhiều bệnh nguy hiểm khác cho bà bầu. Do đó, bà bầu không nên xem thường bệnh táo bón, đặc biệt là táo bón khi mang thai tháng đầu.

3. Cách điều trị táo bón khi mang thai tháng đầu

Việc đầu tiên mẹ cần làm để điều trị táo bón khi mang thai tháng đầu là điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày. Mẹ bầu cần tăng cường thêm chất xơ, đảm bảo từ 25-28g/ngày bằng cách ăn các thực phẩm giàu chất xơ như khoai lang, cây họ đậu, đu đủ chín, cam, chuối, cà rốt... 

Ngoài ra, mẹ bầu nên tránh ăn thực phẩm chiên, xào, đồ cay nóng. Nếu mẹ bầu quá thèm các món chiên xào thì nên sử dụng dầu ô liu nguyên chất để chế biến món ăn, như vậy tránh làm trầm trọng hơn bệnh táo bón.

Ảnh 4.

Bà bầu cần tăng cường thêm chất xơ, đảm bảo đủ 25-28g chất xơ/ngày (ảnh Internet).

 Bên cạnh đó, mẹ bầu chỉ nên bổ sung sắt và canxi theo chỉ định của bác sĩ, không bổ sung quá nhiều dẫn đến dưa thừa chất. Việc dư thừa chất sắt và canxi sẽ tạo áo lực nặng nề cho quá trình tiêu hóa, làm trầm trọng hơn bệnh táo bón thai kỳ.

Việc mang thai kết hợp với uống nước khiến mẹ bầu phải đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, vì lý do đó, nhiều mẹ bầu đã chọn uống ít nước để giảm số lần đi vệ sinh. Tuy nhiên đây là thói quen xấu, bởi uống càng nhiều nước càng tốt cho sức khỏe mẹ bầu, nước giúp thanh lọc cơ thể, chuyển hóa chất dinh dưỡng, nhuận tràng, cải thiện tích cực bệnh táo bón. 

Ảnh 5.

Uống nhiều nước giúp bà bầu cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả (ảnh Internet).

Ngoài ra, khi có hiện tượng bị táo bón khi mang thai tháng đầu, bà bầu không được tự ý uống các loại thuốc nhuận tràng cũng như sử dụng các loại thuốc thụt bởi một số thuốc thụt có thành phần không tốt đối với thai nhi. Hơn nữa, nếu lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc thụt, cơ thể mẹ sẽ bị phụ thuộc vào thuốc và không thể tự đi đại tiện được nữa.


Tác giả: Yến Anh