Cẩn thận với chứng khàn tiếng

Cẩn thận với chứng khàn tiếng
Khàn tiếng không đơn thuần là sự biến đổi của giọng nói, mà đôi khi nó báo hiệu sức khoẻ bạn đang có vấn đề. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ bị khàn tiếng bệnh gì đang rình rập?

1. Chứng khàn tiếng là gì?

Khàn tiếng là hiện tượng giọng nói bị thay đổi âm sắc khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp. Một số dấu hiệu điển hình đó là người bện không nói được, hụt hơi, hay mất tiếng. Nhiều trường hợp bệnh nhân còn có cảm giác nhức đầu, đau họng và sốt nhẹ.

Khàn tiếng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, khi có những dấu hiệu kể trên, cần tìm hiểu rõ bị khàn tiếng bệnh gì đang rình rập để có phương pháp điều trị phù hợp.

Ảnh 1.

Khàn tiếng có thể là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh. Ảnh: Internet

2. Bị khàn tiếng bệnh gì đang rình rập?

Không chỉ là tổn thương thanh quan, khàn tiếng còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm khác. Do đó, khi có dấu hiệu khàn tiếng, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra rõ bị khàn tiếng bệnh gì là nguyên nhân gây ra:

- Khàn tiếng có thể do bệnh viêm thanh quản gây ra. Bệnh viêm thanh quản có thể do virus, vi khuẩn khi trời trở mùa chuyển lạnh. Thông thường bệnh nhân sẽ bị đau rát họng, kèm theo ho nhiều và khàn tiếng. 

- Một số bệnh u thanh quản như polyp dây thanh quản, xơ hạt,... cũng có thể gây ra hiện tượng khàn tiếng, khó nói và mất tiếng do dây thanh bị đóng kín. 

- Khàn tiếng cũng là dấu hiệu của một số tình huống nguy hiểm như tắc nghẽn thanh quản do hị vật, bỏng đường hô hấp, hay sốc phản vệ ... 

- Khàn tiếng còn là triệu chứng điển hình khi bị tổn thương dây thần kinh quặt ngược. Đây là tình trạng thường xảy ra sau khi bệnh nhân tiến hành phẫu thuật tuyến giáp, thực quản... 

- Đối với những người bị chứng trào ngược dạ dày, viêm dạ dày tá tràng... cũng thường gặp phải tình trạng khàn tiếng. Nguyên nhân là bởi vì acid dạ dày trào ngược gây viêm và sung huyết thanh quản. 

- Nguy hiểm nhất, khàn tiếng có thể là triệu chứng của các bệnh ung thư như ung thư thanh quản, lao thanh quản và ung thư họng .

3. Phòng ngừa và điều trị khàn tiếng

Hiểu rõ khàn tiếng bệnh gì đang rình rập, người bệnh khi phát hiện các dấu hiệu bất thường về giọng nói cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám chi tiết. Bác sĩ có thể tiến hành soi thanh quản để chuẩn đoán bằng hình ảnh. Tuỳ vào nguyên nhân mất tiếng, khàn tiếng mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh, chống viêm, điều trị laser, mổ hở hay mổ nội soi. 

Ảnh 2.

Uống nước ấm từ 2-3 lít mỗi ngày giúp bạn chữa trị khàn tiếng hiệu quả. Ảnh: Internet

Bên cạnh điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn cần lưu ý một số điều trong sinh hoạt hàng ngày để việc chữa trị khàn tiếng đạt kết quả tốt.

- Hạn chế nói chuyện, khạc nhổ và ho trong giai đoạn này.

- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hàng ngày

- Tránh hút thuốc, khói thuốc, sử dụng bia rượu và chất kích thích

- Loại bỏ các đồ ăn chua, cay, nhiều dầu mỡ và chất ngọt

- Giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, đặc biệt là các vùng cổ, họng, tay và chân. 

- Bổ sung chế độ ăn nhiều rau củ qua, trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, chanh ... để tăng cường sức đề kháng

- Tích cực uống nước ấm từ 2-3 lít/ ngày, có thể sử dụng nước chanh đào mật ong, nước giá đỗ hay củ cải để tránh các chứng khàn tiếng do nhiễm virus.

- Nếu người bệnh mắc chứ trào ngược dạ dày gây ra khàn tiếng thì cần chia nhỏ khẩu phần ăn, nên ăn trước khi đi ngủ từ 2-3 tiếng và kê cao gối khi nằm ngủ. 

Lâu nay, nhiều người vẫn luôn có quan niệm chủ quan rằng khán tiếng là dấu hiệu của cảm cúm thông thường nên không điều trị kịp thời dẫn đến nhưng biến chứng nguy hiểm. Do đó, với những thông tin trên chúng ta đã phần nào hiểu rõ khàn tiếng bệnh gì gây ra, từ đó đề cao cảnh giác và có phương pháp chữa trị phù hợp. 

Tác giả: Huyền Trang