Cách phòng ngừa viêm họng khi trời trở lạnh

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Cách phòng ngừa viêm họng khi trời trở lạnh
Nếu tự nhiên cảm thấy người ngây ngấy sốt kèm theo họng rát ngứa, nuốt hơi vướng và hình như có chất nhày chảy xuống họng thì bạn đã bị viêm họng ghé thăm rùi.

1. Tại sao mùa đông lại hay bị viêm họng?

Viêm họng là bệnh thường hay ghé thăm bạn ngay cả trong những ngày nắng nóng hoặc ngay giữa mùa đông giá lạnh. Nhưng mùa đông, trẻ nhỏ và teen thường bị viêm họng phổ biến hơn. 

Do mùa đông không khí lạnh và khô nhiều nên sẽ sinh ra nhiều khói bụi và các vi khuẩn, vi rút, vi nấm có hại trong không khí hoạt động. Hơn nữa, sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến những nhân có sức đề kháng kém sẽ “không kịp trở tay” và sẽ dễ viêm họng ghé thăm.

Ảnh 1.

Ngoài ra, bệnh còn là kết quả của quá trình bạn chưa chú ý vệ sinh cơ thể hoặc sinh hoạt đúng cách như: chưa vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chưa chú ý măm nhiều thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể, chưa tắm nước nóng ấm....

2.  Dấu hiệu của viêm họng

2.1. Viêm họng cấp

- Tình trạng viêm họng cấp thường xảy ra sau sự thay đổi thời tiết đột ngột hoặc do một số bệnh khác có liên quan như viêm xoang, viêm mũi cấp tính hoặc mạn tính...

- Triệu chứng: sốt cao, rét run, đau họng, đau khi nuốt. Vài ngày sau đó, bạn có thể bị ho khan dữ dội và có đờm ở cổ họng. Cũng trong giai đoạn này, bạn có thể bị khản tiếng, mất tiếng, không nói to được.

Ảnh 2.

2.2.  Viêm họng mãn tính

- Bệnh thường xảy ra ở những bệnh nhân lớn tuổi hoặc người có amidan đã teo nhỏ. Thậm chí một số nhân còn kèm theo chảy máu có thể là do ung thư vòm họng.

- Triệu chứng: Khi bị viêm họng mãn tính, tùy theo cơ địa mỗi người mà bạn có thể bị sốt nhẹ hoặc thậm chí không sốt. Tuy nhiên, cổ họng bạn bị rát, ngứa, khi ăn uống sẽ vướng và luôn cảm thấy có chất nhày chảy xuống họng. Ở nước bọt, đờm của bạn có lẫn máu....

Ảnh 3.

3. Cách chữa viêm họng và phòng ngừa

- Để chữa trị và phòng bệnh viêm họng, bạn nên tìm cách tăng sức đề kháng cơ thể bằng cách măm những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để bảo vệ niêm mạc họng như: uống trà mật ong thường xuyên giúp giảm sự đau rát cổ họng; măm nhiều hành, tỏi, gừng, chanh giúp long đờm, giảm đau, hoặc những thực phẩm giàu tiền sinh tố A và C tăng sức đề kháng....

Ảnh 4.

- Luôn giữ ấm cơ thể khi đi ra ngoài để tránh được sự thay đổi thời tiết đột ngột của mùa đông. Nhớ mang theo khẩu trang, kính mắt để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh đang hoành hành trong không khí.

- Chỉ nên uống nước ấm, nóng thay vì nước lạnh hoặc nước đá khi khát nhé. Nước nóng có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh. Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối cho họng sạch sẽ hàng ngày.

Ảnh 5.

- Khi được bác sỹ kê đơn thuốc trị viêm họng, bạn nên áp dụng đúng theo liều lượng, giờ giấc uống thuốc. Đặc biệt không tự mua thuốc để điều trị vì bệnh có thể lâu khỏi hoặc để lại nhiều biến chứng. 

- Nếu bị đau họng kéo dài gây đau đớn ở cổ họng và khó thở, sốt cao trên 39 độ, có lẫn máu trong đờm thì nhất định bạn phải nhanh chóng tới gặp bác sỹ vì nó có thể là những dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm khác

Tác giả: Sức khỏe Đời sống