Nấm phổi là gì? nguyên nhân, biến chứng, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa

Nấm phổi là gì? nguyên nhân, biến chứng, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa
Nấm phổi là bệnh nhiễm trùng phổi, thường xuất hiện ở các nước nhiệt đới như Việt Nam. Bệnh tuy hiếm gặp nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong có thể lên đến 70%.

1. Nấm phổi là gì?

Nấm phổi là bệnh nhiễm trùng phổi, bệnh thường xuất hiện ở vùng nhiệt đới nóng, ẩm và mưa nhiều như Việt Nam. Những người mắc nấm phổi thường là những người bị suy giảm hệ miễn dịch, mắc bệnh mãn tính lâu ngày hoặc người già yếu.

Nấm phổi là bệnh cực kỳ hiếm gặp, với tỷ lệ mắc bệnh chỉ chiếm 0,02% trên tổng số các ca mắc bệnh về phổi. Tuy nhiên, đây là căn bệnh rất khó phát hiện, nếu bệnh không được điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong có thể lên tới 50-70%. 

nấm phổi

Nấm phổi là bệnh nhiễm trùng phổi, bệnh thường xuất hiện ở vùng nhiệt đới nóng, ẩm và mưa nhiều như Việt Nam. (Nguồn: Internet)

2. Nguyên nhân gây bệnh nấm phổi

Nguyên nhân gây bệnh nấm phổi là do cơ thể bị nhiễm một số loại nấm như Cryptococcus, Aspergillus, Candida. Trong đó, hay gặp nhất là các loại Aspergillus như A. niger, A. flavus, A. fumigatus, ….

Những nơi ẩm thấp như chuồng gia súc, gia cầm, hang dơi, gốc cây lá rụng, những đoạn tường bị mốc là nơi lý tưởng cho những loại vi khuẩn nấm phát triển. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp.

    3. Triệu chứng bệnh nấm phổi

    Tùy vào tác nhân gây bệnh mà triệu chứng bệnh có thể thay đổi khác nhau. Nhìn chung, phần lớn các bệnh nhân sẽ có những biểu hiện sau:

    - Sốt: người bệnh thường bị sốt không cao, sốt kéo dài thành từng đợt. Đây là biểu hiện của tình trạng cơ thể dị ứng với nấm.

- Ho khạc đàm kéo dài kèm khó thở như hen: bệnh nhân khạc đàm rất nhiều. Soi đàm dưới kính hiển vi có thể thấy các tế bào nấm.

- Đau ngực

- Ho ra máu

- Khi khám phổi, triệu chứng thường nghèo nàn, có thể nghe ran rít, ran ngáy

- Các trường hợp chẩn đoán viêm phổi điều trị kháng sinh dài ngày nhưng không không khỏi

- Khi bệnh ở giai đoạn muộn, các tế bào nấm sẽ xâm lấn sang các cơ quan khác, gây ra các bệnh như viêm nội nhãn, viêm cơ, tổn thương da, nấm não - màng não, thậm chí là nhiễm nấm huyết. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong do nhiễm trùng, nhiễm độc, cơ thể suy kiệt hoặc do biến chứng nặng nề như ho ra máu ồ ạt. 

triệu chứng bệnh nấm phổi

Đa số các bệnh nhân bị nấm phổi thường bị sốt, ho khạc đàm, đau ngực, ho ra máu,... (Nguồn ảnh: Internet)

4. Biến chứng nghiêm trọng

Bệnh làm suy giảm nghiêm trọng chức năng hệ hô hấp, khiến cơ thể vắt kiệt sức vì những cơn ho dữ dội. Ngoài ra, bệnh còn  gây ra hiện tượng xơ hoá, chèn ép tĩnh mạch và động mạch phổi, nhiễm khuẩn phổi gây nguy hiểm cho bệnh nhân thậm chí tử vong.

    5. Chẩn đoán bệnh

    Nấm phổi là bệnh rất khó chẩn đoán. Để xác định bệnh, các bác sĩ thường tiến hành một số phương pháp sau:

- Chụp X-quang phổi thẳng: đây là xét nghiệm được thực hiện đầu tiên nhằm cung cấp thông tin về bệnh về những bệnh đi kèm. Phương pháp này cho xác suất chẩn đoán bệnh chính xác lên đến 90%.

- Chụp CT: phương pháp này dùng để xác định rõ u nấm trong trường hợp các bác sĩ gặp khó khăn khi khám lâm sàng và chụp X-quang thông thường.

- Huyết thanh chẩn đoán nấm Aspergillus: đây là phản ứng kết tủa giữa kháng thể kháng nấm aspergillus và kháng nguyên của người bệnh. Phản ứng này cho tỷ lệ xác định chẩn đoán chính xác từ 93 - 100%. Tuy nhiên, không phải cơ sở y tế hoặc bệnh viện này cũng có đủ trang bị để thực hiện phương pháp này. 

chẩn đoán nấm phổi

Các phương pháp chẩn đoán nấm phổi gồm: chụp X-quang phổi thẳng, chụp CT, Huyết thanh chẩn đoán nấm Aspergillus. (Nguồn ảnh: Internet)

    6. Điều trị nấm phổi

Để điều trị nấm phổi, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc như amphotericin B. Loại thuốc này mang lại hiệu quả điều trị khá tốt, tuy nhiên vẫn còn để lại một số tác dụng phụ. 

Ngoài amphotericin B, có một số loại thuốc khác cũng đang được sử dụng để điều trị nấm phổi như voriconazol, intraconazol,...

Người bệnh cũng có thể được chỉ định làm phẫu thuật cắt thùy phổi, cắt bỏ hang và u nấm hoặc cắt phổi bị nấm trong một số trường hợp. 

7. Biện pháp ngừa nấm phổi

Hãy xây dựng một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học nhằm nâng cao khả năng miễn dịch của bản thân.

nấm phổi

Để phòng tránh nấm phổi, chúng ta nên dọn dẹp không gian sống và môi trường xung quanh. (Nguồn ảnh: Internet)

Để tránh sự phát triển của các loại nấm chúng ta nên dọn dẹp không gian sống và môi trường xung quanh thoáng đãng khô ráo. Khi tiếp xúc môi trường bụi bẩn, gốc lá cây, chuồng gia súc nên mang khẩu trang y tế và vệ sinh thân thể ngay sau khi tiếp xúc.

Đối với những bệnh nhân đã mắc các chứng bệnh mãn tính cần tránh tiếp xúc với môi trường không trong sạch, điều trị dứt điểm bệnh đang mắc cũng như tăng cường chế độ dinh dưỡng khôi phục các chức năng.

Tránh xa các tệ nạn xã hội ma tuý hay mại dâm để phòng chống hội chứng suy giảm miễn dịch AIDS.


Tác giả: Huyền Trang