Các phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ em thường gặp nhất

Các phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ em thường gặp nhất
Các phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ rất đa dạng, không chỉ phụ thuộc vào cơ địa bản thân mỗi trẻ mà còn phụ thuộc vào loại vacxin hay thời điểm tiêm chủng, quy trình tiêm.

Các phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ rất đa dạng, không chỉ phụ thuộc vào cơ địa bản thân mỗi trẻ mà còn phụ thuộc vào loại vacxin hay thời điểm tiêm chủng, quy trình tiêm.

Để có biện pháp xử trí với các phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ, bố mẹ hãy phân biệt và nắm rõ những nhóm phản ứng thường gặp nhất ở trẻ như sau:

1. Các phản ứng sau tiêm chủng nhẹ

Đây là các dấu hiệu quản ứng thường thấy ở trẻ sau khi tiêm, không quá nghiêm trọng và không gây ra những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe của trẻ. Một số ví dụ có thể kể đến là: sưng đỏ vết tiêm, sốt nhẹ. Đây là các phản ứng được xếp vào loại nhẹ, sẽ nhanh chóng biến mất sau khoảng một ngày.

Điển hình là việc tiêm vacxin BCG ngừa bệnh lao, có đến khoảng 95% số trẻ sau khi tiêm có xuất hiện nốt đỏ tại vết tiêm và nốt này sẽ biến mất sau khoảng nửa giờ đồng hồ. Sau đó khoảng 2 tuần, ở vị trí tiêm xuất hiện vết loét đỏ, vết này sẽ tự lành sau đó khoảng 2 tuần và để lại một vết sẹo nhỏ khoảng 5mm trên cánh tay trẻ. 

Có vết sẹo này chứng tỏ có thể bé đã có miễn dịch. Đó chính là lí do tại sao cánh tay mỗi người đều có một vết sẹo.

Ảnh 2.

Mọi người hầu như đều có vết sẹo trên tay do tiêm BCG (Ảnh: Internet)

Mỗi loại vacxin lại có các phản ứng sau tiêm chủng khác nhau. Nếu như vacxin BCG không gây sốt và kích ứng toàn thân thì vacxin phòng ho gà lại khiến hơn 1 nửa số trẻ sau khi tiêm bị sốt cũng như có các kích ứng toàn thân. Tương tự các loại vacxin sở, uốn ván cũng gây ra những phản ứng sau tiêm tương tự.

2. Các phản ứng sau tiêm chủng nặng

Đây là những phản ứng cần hết sức chú ý theo dõi vì có thể đe dọa sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ. Mặc dù các phản ứng này có tỉ lệ gặp phải rất thấp nhưng bố mẹ cũng không thể bỏ qua.

Ảnh 3.

Mức độ các phản ứng sau tiêm chủng phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân (Ảnh: Internet)

Nguy cơ sốc phản vệ có thể xảy ra khi tiêm vacxin phòng viêm gan siêu vi B, vacxin Quinvaxem 5 trong 1.

Các phản ứng nặng có thể xảy ra là trẻ co giật, tím tái, nôn trớ hay sốt cao kéo dài trên 1 ngày, bỏ ăn. Một số trẻ có thể xuất hiện mủ ở vết tiêm.

Dù là phản ứng nặng hay nhẹ thì đều xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do chất lượng vacxin, do sai sót trong quá trình tiêm chủng hay nguyên nhân đến từ chính bản thân trẻ do cơ địa mỗi người là khác nhau và có những phản ứng khác nhau với những loại thuốc được đưa vào cơ thể.

Ảnh 4.

Tiêm phòng là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh tật cho con (Ảnh: Internet)

Chúng ta không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối tất cả các mũi tiêm vacxin cho dù quy trình vận chuyển, bảo quản rất nghiêm ngặt và chính xác vì thế bố mẹ đừng quên chú ý đến những phản ứng sau tiêm chủng của trẻ.

Tiêm vacxin luôn có rủi ro, nhưng bố mẹ không nên vì tỉ lệ rủi ro rất thấp này mà bỏ qua tiêm chủng, khiến bé phải đối mặt với nguy cơ mắc phải rất nhiều bệnh nguy hiểm.

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên