Bỏ ra 2 phút để hiểu về bệnh tự kỷ là gì - hội chứng nhiều thiên tài mắc phải, con bạn có nằm trong số này?

Bỏ ra 2 phút để hiểu về bệnh tự kỷ là gì - hội chứng nhiều thiên tài mắc phải, con bạn có nằm trong số này?
Chứng tự kỷ xảy ra phổ biến trong thời đại ngày nay. Ngay cả tên gọi "tự kỷ" cũng được nhiều người sử dụng nhằm ám chỉ một ai đó. Nhưng liệu bạn có chắc rằng mình hiểu đúng về tự kỷ là gì hay không?

Trong xã hội hiện nay, số lượng trẻ em mắc chứng tự kỷ đang ngày càng nhiều hơn. Các bậc cha mẹ cần trang bị những kiến thức về chứng bệnh này để có thể phát hiện kịp thời nếu con mình có các dấu hiệu tự kỷ, từ đó gia tăng cơ hội điều trị hiệu quả cho bé. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về hội chứng đặc biệt này.

1. Tên gọi "tự kỷ" bắt nguồn từ đâu?

Trước đây, thuật ngữ "tự kỷ" không có trong y học, nhưng đến năm 1943, nhà tâm thần học người Áo Leo Kanner đã mô tả một nhóm 11 đứa trẻ với các dấu hiệu phát triển không bình thường như sau: thiếu khả năng tương tác xã hội và phát triển ngôn ngữ, hành vi lặp đi lặp lại được phát hiện sớm trước 3 tuổi. Khái niệm "tự kỷ" đã ra đời từ đó và được biết đến cho tới nay.

2. Tự kỷ là gì?

Tự kỷ là một chứng rối loạn trong hội chứng rối loạn phát triển (Autism Spectrum Disorders – ASD). Hội chứng này bắt đầu xuất hiện trong 3 năm đầu đời, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ ở ba khía cạnh quan trọng: giao tiếp xã hội, ngôn ngữ và hành vi. 

Tự kỷ là chứng rối loạn mạn tính, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí tuệ và sự phát triển hành vi cũng như khả năng học tập, giao tiếp và thích nghi của trẻ.

Bỏ ra 2 phút để hiểu về bệnh tự kỷ là gì - hội chứng nhiều thiên tài mắc phải, con bạn có nằm trong số này? - Ảnh 1.

Không phải ai cũng hiểu thực chất chứng tự kỷ là gì (Ảnh: Internet)

Tự kỷ được chia làm 2 loại là tự kỷ điển hình và tự kỷ không điển hình.

- Tự kỷ điển hình (hay tự kỷ bẩm sinh): Được phát hiện ngay sau khi trẻ sinh ra, trẻ phát triển chậm và triệu chứng xuất hiện ngay sau khi sinh đến trước khi trẻ được 3 tuổi.

- Tự kỷ không điển hình: Trẻ phát triển bình thường cho đến khi 12–30 tháng tuổi, rồi đột ngột không phát triển nữa hoặc thoái triển (mất những kỹ năng đã học được) và những dấu hiệu khác xuất hiện.

3. Nguyên nhân chứng tự kỷ

Không có nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến bệnh tự kỷ. Phần lớn các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân dẫn đến tự kỷ là do những bất thường trong cấu trúc và chức năng của não bộ. Kết quả chụp CT não cho thấy những điểm bất thường trong hình dáng và cấu trúc não bộ ở trẻ bị tự kỷ so với trẻ bình thường. Tuy nhiên cũng có một số giả thuyết về sự xuất hiện của chứng tự kỷ như sau:

- Tự kỷ có nguy cơ xảy ra do gen 

- Não không bình thường 

- Rối loạn tâm lý 

- Ô nhiễm và chất độc trong môi trường

Ngoài ra, cho đến hiện tại có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh tự kỷ xảy ra bởi sự kết hợp nhiều nguyên nhân khác nhau.

Bỏ ra 2 phút để hiểu về bệnh tự kỷ là gì - hội chứng nhiều thiên tài mắc phải, con bạn có nằm trong số này? - Ảnh 2.

Nguyên nhân dẫn đến tự kỷ có khả năng là do bất thường trong cấu trúc và chức năng của não (Ảnh: Internet)

4. Triệu chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ

Biểu hiện của bệnh tự kỷ nói riêng và các loại rối loạn phát triển nói chung thường quy về 3 biểu hiện là rối loạn giao tiếp xã hội, rối loạn phát triển ngôn ngữ và rối loạn hành vi.

Các bố các mẹ cần hết sức chú ý và cảnh giác nếu con mình có những biểu hiện sau:

- Nói lắp đi kèm với có nhiều hành vi không mục đích, chẳng hạn như vỗ tay, quay hoặc xoay người  

- Hành vi thường tuân theo một quy luật nhất định, ví dụ như trẻ luôn xếp đồ chơi theo hàng thẳng 

- Hành vi đơn điệu, thiếu đa dạng, và không thích thay đổi, chẳng hạn như việc bé không chịu rời đồ chơi đi hoặc không muốn người khác can thiệp vào việc mình đang làm 

- Hành vi theo quy luật, như làm mọi việc mỗi ngày giống nhau, cùng một giờ, chỉ ăn một món ăn duy nhất, chỉ mặc một kiểu quần áo 

- Có hành vi tự làm tổn thương bản thân 

Bỏ ra 2 phút để hiểu về bệnh tự kỷ là gì - hội chứng nhiều thiên tài mắc phải, con bạn có nằm trong số này? - Ảnh 3.

Trẻ tự kỷ có hành vi đơn điệu theo quy luật và ghét sự thay đổi (Ảnh: Internet)

5. Biện pháp điều trị tự kỷ ở trẻ nhỏ

Có nhiều biện pháp can thiệp để giúp trẻ tự kỷ cải thiện chức năng bị khiếm khuyết và giảm bớt các rối loạn hành vi trong quá trình phát triển. Để kiểm soát tốt tình trạng của trẻ, điều đầu tiên bạn nên làm là tìm ra các triệu chứng của bé và bé cần được chẩn đoán càng sớm càng tốt để có biện pháp can thiệp phù hợp. Các biện pháp can thiệp chính bao gồm:

5.1. Giáo dục

Có rất nhiều phương pháp giáo dục có ảnh hưởng đến trẻ tự kỷ, nhưng những phương pháp sau đã được chứng minh là có ảnh hưởng tốt đến trẻ:

- Phân tích hành vi (Behavioral Analysis – ABA) 

- Liệu pháp ngôn ngữ 

- Hướng dẫn kỹ năng xã hội 

- Liệu pháp tích hợp giác quan

Bỏ ra 2 phút để hiểu về bệnh tự kỷ là gì - hội chứng nhiều thiên tài mắc phải, con bạn có nằm trong số này? - Ảnh 4.

Liệu pháp ngôn ngữ có ảnh hưởng tốt đến trẻ tự kỷ (Ảnh: Internet)

5.2. Dùng thuốc

Dùng thuốc cũng được cho là một cách hiệu quả để chữa trị bệnh tự kỷ.

Việc can thiệp điều trị sớm tự kỷ cho trẻ đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp trẻ tự kỷ học thêm nhiều kỹ năng mới để đương đầu với những khó khăn. Chính vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị tự kỷ nên được thực hiện càng sớm càng tốt.

Tác giả: Diệu Anh