Bố mẹ cần ghi nhớ ngay những nguyên tắc phòng tránh xâm hại trẻ em này!

Bố mẹ cần ghi nhớ ngay những nguyên tắc phòng tránh xâm hại trẻ em này!
Những nguyên tắc phòng tránh xâm hại trẻ em sẽ giúp các con có thể tự bảo vệ mình trong rất nhiều tình huống. Bố mẹ đừng bao giờ chần chừ việc trang bị các nguyên tắc, kĩ năng này cho con.

Những bậc làm cha mẹ thường không muốn nói đến những câu chuyện xâm hại và hướng dẫn con cách phòng tránh để bé luôn hồn nhiên, ngây thơ. Tuy nhiên, không phải lúc nào bố mẹ cũng có thể ở bên cạnh bảo vệ con.

Những nguyên tắc phòng tránh xâm hại trẻ em nhỏ sẽ giúp các con có thể tự bảo vệ mình trong rất nhiều tình huống. Bố mẹ đừng bao giờ chần chừ việc trang bị các nguyên tắc, kĩ năng này cho con.

1. Quy tắc phòng tránh xâm hại trẻ em

1.1. Người lớn không tìm đến trẻ nhỏ khi nguy cấp.

Trong các tình huống nguy cấp thực sự, người lớn sẽ không tìm sự trợ giúp của trẻ nhỏ nên bố mẹ hãy dặn con cảnh giác với nhưng yêu cầu được giúp đỡ đến đột ngột từ người lạ mặt. Rất có thể đó là những kẻ bắt cóc đang tìm cách dụ dỗ các đứa trẻ.

1.2. Tránh xa cám dỗ từ những món quà

Theo một số khảo sát được thực hiện, các bạn nhỏ rất dễ tin những người mang đến cho mình đồ ăn, đồ chơi hay gọi tên của bố, mẹ. Một số trẻ thậm chí còn đi theo những người này. Bố mẹ đừng bao giờ quên dặn con cảnh giác với người là mặt.

Ảnh 2.

Bố mẹ đừng bao giờ quên dặn con cảnh giác với người là mặt (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp người lạ đều là người xấu. Bố mẹ hãy hướng dẫn con làm sao để phân biệt người thực sự cần giúp đỡ với những người đang có âm mưu tấn công bé - đây chính là nguyên tắc phòng tránh xâm hại trẻ em quan trọng. 

Bởi vì trong thực tế, rất có thể con cái chúng ta cũng cần đến sự giúp đỡ của những người lạ mặt trong một số trường hợp.

2. Những nguyên tắc tự vệ phụ huynh và trẻ em cần biết

Chỉ dặn dò con những nguyên tắc an toàn là không đủ. Bố mẹ hãy hướng dẫn con mổ số biện pháp tựu vệ để bé có thể áp dụng trong các tình huống khẩn cấp dưới đây, chắc chắn sẽ rất cần thiết và hiệu quả.

2.1. Nhớ kỹ "khẩu lệnh an toàn" để nhận biết người nhà

Chỉ dặn trẻ không đi theo người lạ là không đủ. Cách tốt nhất bố mẹ nên tạo ra một khẩu lệnh an toàn giúp bé phân biệt được người thân và người lạ, và bé tuyệt đối không theo những ai không biết khẩu lệnh an toàn này. Trong những trường hợp bố mẹ có việc cần nhờ người đón con giúp, khẩu lệnh này sẽ phát huy tác dụng rất tốt.

Ảnh 3.

Hãy giúp bé xác định những nơi an toàn để đến khi bị đe dọa (Ảnh: Internet)

2.2. "Cháu không biết" là câu cửa miệng

Cách tốt nhất để con không bị các đối tượng xấu tấn công là từ chối mọi câu hỏi của người lạ mặt. Tuyệt đối không trả lời các câu hỏi về thông tin cá nhân khi có ai đó không quen biết hỏi. 

Bố mẹ cũng không nên ghi thông tin cá nhân của bé lộ liễu trên balo hay dây thẻ vì những thông tin này có thể khiến kẻ xấu lợi dụng. Bảo mật thông tin cá nhân và gia đình cũng là một điều bố mẹ cần dạy bé trong những nguyên tắc phòng tránh xâm hại trẻ em.

Ảnh 4.

Nguyên tắc phòng chống xâm hại trẻ em: "Cháu không biết" (Ảnh: Internet)

2.3. Nâng cao ý thức về bảo vệ thân thể

Khi bé đủ 3 tuổi, hãy giúp bé hiểu về ý nghĩa của quần áo trong việc che những bộ phận riêng tư, tuyệt đối không được cho ai chạm vào. Tất cả những hành vi cố ý động chạm, bé cần ngay lập tức tìm sự giúp đỡ bằng cách la hét, chạy đến nơi an toàn hoặc tìm kiếm giúp đỡ của những người xung quanh...

2.4. Cảnh giác với những người "nhiệt tình thái quá"

Những người lạ mặt nhiệt tình quá hay gặp hoàn cảnh bất trắc đều cần hết sức lưu ý khi họ tiếp cận lại gần. Hãy hướng dẫn trẻ cách từ chối tỏng các trường hợp này để tránh nguy cơ bị lạm dụng.

2.5. Không ở nơi chật hẹp một mình

Không gian chật hẹp sẽ gây ra rất nhiều bất tiện khi bé gặp nguy hiểm. Vì vậy bố mẹ hãy chắc chắn rằng luôn dặn con không tò mò đến những vị trí lạ một mình nhé.

Trên đây là những nguyên tắc phòng tránh xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần hết sức lưu ý trong việc trang bị những kỹ năng sống cho con. Đừng bỏ qua những điều này vì trẻ em luôn là đối tượng dễ bị thương tổn.

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên