Biến chứng thủng ổ loét dạ dày: Đừng chết vì thiếu hiểu biết!

Biến chứng thủng ổ loét dạ dày: Đừng chết vì thiếu hiểu biết!
Thủng ổ loét dạ dày tá tràng là một trong các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý về viêm ruột thừa, tắc ruột. Nó có thể khiến người bệnh tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

1. Thủng ổ loét dạ dày là gì?

Thủng ổ loét dạ dày là tình trạng bệnh nghiêm trọng của viêm loét dạ dày. Biến chứng thủng ổ loét dạ dày xuất phát bởi những vết loét dạ dày cũ, vết loét chưa lành và tạo nên tổn thương mới, thậm chí những ổ loét còn non và tổn thương lớn.

Khi dịch vị dạ dày và hơi khí tràn vào ổ bụng sẽ gây nhiễm khuẩn và khiến ổ loét thêm nặng hơn. Vì vậy, sớm nhận biết biến chứng thủng ổ loét dạ dày là vấn đề cấp bách cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng.

Biến chứng thủng ổ loét dạ dày: Đừng chết vì thiếu hiểu biết! - Ảnh 2.

Biến chứng thủng ổ loét dạ dày xuất phát bởi những vết loét dạ dày (Ảnh: Internet)

2. Dấu hiệu của thủng ổ loét dạ dày

2.1. Cơn đau thắt đột ngột, dai dẳng

Khi bị thủng ổ loét dạ dày, người bệnh sẽ có cảm giác như vùng bụng bị vật nhọn đâm vào, co thắt. Vùng thượng vị cũng có cảm giác nhức nhối và đau đớn. Cảm giác đau từ từ lan sang trái, phải của vùng bụng.

Ở tư thế nằm, đứng, cơ bụng vận động sẽ khiến người bệnh khó di chuyển và căng cứng.

Biến chứng thủng ổ loét dạ dày: Đừng chết vì thiếu hiểu biết! - Ảnh 3.

Dấu hiệu thủng ổ loét dạ dày là những cơn đau thắt đột ngột, dữ dội (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

12 loại thức ăn tốt cho dạ dày đúng chuẩn vừa ngon vừa bổ

2.2. Tim đập mạnh, ảo giác loạng choạng

Biến chứng thủng ổ loét dạ dày khiến người bệnh rơi vào tình trạng tim đập nhanh và mạnh, người toát mồ hôi lạnh, tái xanh. Một số ít trường hợp có hiện tượng ảo giác, dáng đi loạng choạng không vững.

Biến chứng thủng ổ loét dạ dày: Đừng chết vì thiếu hiểu biết! - Ảnh 4.

Thủng ổ loét dạ dày khiến tim đập nhanh và mạnh, cơ thể tái xanh, toát mồ hôi lạnh (Ảnh: Internet)

2.3. Thành bụng cứng

Ngoài hai dấu hiệu của người bị thủng ổ loét dạ dày kể trên, người bệnh còn gặp tình trạng thành cơ bụng trở nên cứng khi ấn hoặc sờ vào.

3. Cách xử lý biến chứng thủng ổ loét dạ dày

Biến chứng thủng ổ loét dạ dày thường được xử lý theo 3 cách là điều trị bảo tồn, phẫu thuật khâu vết thủng hoặc phẫu thuật cắt dạ dày.

3.1. Phương pháp điều trị bảo tồn

Với phương pháp điều trị bảo tồn, các bác sĩ sẽ thực hiện bằng cách đặt ống xông dạ dày để hút dịch và ngăn chặn hình thành vết loét mới hoặc ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, điều trị bảo tồn còn giúp người bệnh giảm sốc với các toa thuốc kháng sinh và điều trị mạnh. 

Đây là phương pháp được áp dụng nhiều với những trường hợp bệnh nhân bị thủng ổ loét dạ dày tá tràng nhẹ.

3.2. Phẫu thuật khâu vết thủng dạ dày

Phẫu thuật khâu vết thủng dạ dày là biện pháp nhằm hỗ trợ phục hồi nhanh chóng vết loét cũ và mới. 

Đây là cách điều trị thông thường khi người bệnh bị biến chứng thủng ổ loét dạ dày tá tràng. Các vết thủng sẽ được làm mềm và khâu lại bằng 2 lớp chỉ, trong đó có 1 lớp chỉ đặt biệt catgut giúp vết thương mau lành.

Biến chứng thủng ổ loét dạ dày: Đừng chết vì thiếu hiểu biết! - Ảnh 5.

Phẫu thuật khâu vết thủng dạ dày hỗ trợ phục hồi nhanh chóng vết loét dạ dày (Ảnh: Internet)

3.3. Phẫu thuật cắt dạ dày

Đây là biện pháp xử lý được áp dụng cho những trường hợp thủng dạ dày ở mức nghiêm trọng.

Phẫu thuật cắt dạ dày có thể thực hiện nội soi hoặc mổ hở nhằm lấy đi một phần dạ dày bị thoái hóa, không chữa trị được. Phẫu thuật cắt dạ dày giúp kiểm soát triệt để, ngăn chặn sự hình thành vết loét mới và các biến chứng của thủng ổ loét dạ dày nguy hiểm như ung thư dạ dày.

4. Các lưu ý trong chăm sóc bệnh nhân thủng ổ loét dạ dày sau phẫu thuật

Bệnh nhân thủng ổ loét dạ dày sau khi đã được phẫu thuật thành công cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày để tránh tái phát bệnh và bảo vệ dạ dày trong lúc cơ thể còn yếu.

Đặc biệt, với người phải cắt một phần dạ dày càng cần chú trọng khâu chọn lọc thức ăn và có một chế độ dinh dưỡng, thời gian biểu phù hợp. Cụ thể như sau:

- Người bệnh nên ăn các món ăn dạng lỏng, mềm và chia bữa ăn thành nhiều cữ nhỏ trong ngày.

- Nên ăn cháo nhừ hoặc xay nhuyễn. Có thể kết hợp với thịt băm nhuyễn hoặc xay rồi lọc lấy xơ, đảm bảo giữ được các chất dinh dưỡng mà vẫn tốt cho dạ dày. Ngoài ra, bạn có thể dùng nước luộc rau củ để ninh và nấu cháo cho người bệnh.

- Không ăn các loại quả có vị chua, các món ăn cay nồng và chất kích thích. Nên hạn chế các loại thức ăn muối chua như dưa, cà, hành muối và các món ăn tẩm ướp nhiều gia vị, chúng có thể tạo ra axit khiến vết loét dạ dày tái phát.

- Tăng cường bổ sung các vitamin và chất sắt cho dạ dày bằng cách ăn nhiều trái cây, rau củ.

Biến chứng thủng ổ loét dạ dày: Đừng chết vì thiếu hiểu biết! - Ảnh 6.

Người mới phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày nên ăn các đồ ăn loãng, mềm để dễ tiêu hóa (Ảnh: Internet)

Biến chứng thủng ổ loét dạ dày tá tràng là một biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng nếu không được can thiệp chữa trị kịp thời. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn đã hiểu hơn về thủng ổ loét dạ dày là gì cũng như có thêm kiến thức về các lưu ý khi chăm sóc người bệnh.


Tác giả: D.A