Bí quyết điều trị táo bón khi mang thai tháng cuối

Bí quyết điều trị táo bón khi mang thai tháng cuối
Táo bón là tình trạng chung của rất nhiều bà bầu. Nếu không biết cách điều trị táo bón khi mang thai tháng cuối, bà bầu có nguy cơ sinh non rất cao.

Táo bón khi mang thai đem lại rất nhiều phiền phức cho bà bầu. Đặc biết là những tháng cuối thai kỳ, nếu không biết cách điều trị, mẹ bầu có nguy cơ sinh non là rất cao. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến mẹ bầu những bí quyết giúp đi đại tiện dễ dàng hơn và giảm nguy cơ sinh non nhé.

Theo các bác sĩ, bà bầu mang thai ở tháng cuối cần đặc biệt lưu tâm đến việc điều trị táo bón đúng cách. Không được tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị táo bón như thuốc nhuận tràng, thuốc thụt hoặc rặn mạnh và xoa bụng khi đi vệ sinh. 

Bởi vì, những hành động đó của mẹ được coi là kích thích các cơn co dãn tử cung, có thể dẫn đến sinh non. Vậy cần phải làm gì để điều trị táo bón khi mang thai tháng cuối mà không ảnh hưởng đến sinh non?

Ảnh 2.

Bí quyết điều trị táo bón khi mang thai tháng cuối là gì? (ảnh: internet).

Bí quyết điều trị táo bón khi mang thai tháng cuối:

1. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Đến tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần ăn chậm, nhai kỹ và chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày, thay cho 3 bữa thông thường. Việc này sẽ giúp giảm gánh nặng cho dạ dày và bộ máy tiêu hóa của cơ thể giúp cải thiện tốt hơn tình trạng táo bón khi mang bầu. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý đến việc lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn hàng ngày.

Ảnh 3.

Vào những tháng cuối mẹ bầu cần hết sức lưu ý về chế độ dinh dưỡng (ảnh: internet)

Theo lời khuyên của các bác sĩ, trong tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, có tính nhuận tràng như: khoai lang, bí đỏ, cà rốt, bông cải xanh, rau bina... Nên giảm lượng thịt có trong mỗi bữa ăn, không ăn đồ cay nóng, đồ chiên xào, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác. 

Ngoài ra không nên uống các loại nước có gas vì nó có thể gây ra tình trạng thiếu hụt nước trong cơ thể dẫn đến trầm trọng hơn bệnh táo bón. 

2. Uống nhiều nước

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, giúp đẩy nhanh quá trình chao đổi chất trong cơ thể, thanh lọc cơ thể, đào thải chất độc ra bên ngoài cơ thể. Nước cũng rất cần thiết để hấp thụ chất xơ, là chất làm mềm phân, tạo khối phân và giúp phân di chuyển ra bên ngoài dễ dàng hơn.

Uống nhiều nước cộng với việc đang mang thai khiến mẹ bầu phải đi vệ sinh nhiều lần, cả ngày lẫn đêm. Do đó nhiều mẹ bầu ngại uống nước để đỡ phải đi vệ sinh nhiều. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm, nếu không uống nước, cơ thể rất dễ mệt mỏi và triệu chứng táo bón là chắc chăn sẽ tìm đến bạn.
Ảnh 4.

Bà bầu cần uống 2-3 lít nước mỗi ngày (ảnh Internet).

Theo ý kiến của các bác sĩ, bà bầu cần uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày. Nếu bạn bị táo bón nặng thì có thể pha thêm một thìa cà phê thầu dầu vào ly nước ấm, uống sau bữa ăn, sẽ cải thiện tình trạng táo bón rất tốt nhé.

3. Vận động nhẹ nhàng

Duy trì luyện tập, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, kích thích nhu động ruột giúp cải thiện vấn đề tiêu hóa. Hơn nữa, vận động nhẹ còn là giải pháp giúp mẹ bầu tháng cuối dễ sinh em bé hơn.

Một số bài tập yoga nhẹ nhàng kết hợp với đi bộ mỗi ngày là một gợi ý hoàn hảo dành cho bà bầu.

Ảnh 5.

Đi bộ nhẹ nhàng là giải pháp hoàn hảo để điều trị táo bón khi mang thai tháng cuối (ảnh Internet).

4. Không được nhịn đi vệ sinh

Việc đi đại tiện với bà bầu bị táo bón là nhiều khó khăn, tuy nhiên mẹ bầu tuyệt đối không được nhịn. Càng nhịn, bệnh táo bón càng nguy hiểm hơn bởi lẽ chất độc trong chất thải sẽ thấm ngược vào cơ thể, tác động xấu đến sức khỏe của mẹ bầu.

Ngoài ra, việc nhịn đi đại tiện sẽ khiến việc đi đại tiện trở nên khó khăn hơn dễ dẫn đến nứt kẽ hậu môn hoặc bệnh trĩ khi mang thai. Đặc biệt, mẹ không nên rặn khi đi đại tiện bởi tháng cuối nếu rặn mạnh, mẹ rất dễ bị sinh non.

Trên đây là chia sẻ 4 bí quyết điều trị táo bón khi mang thai tháng cuối. Chúc mẹ và bé luôn khỏe!

Tác giả: Yến Anh