Ung thư bàng quang: Hình ảnh, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Ung thư bàng quang: Hình ảnh, dấu hiệu và phương pháp điều trị
Hãy cùng tìm hiểu bệnh ung thư bàng quang thông qua những hình ảnh chi tiết, bệnh có những dấu hiệu gì và phương pháp điều trị nào được sử dụng phổ biến hiện nay,..

1. Ung thư bàng quang là gì?

Ung thư bàng quang là một bệnh lý ác tính. Đây là căn bệnh phổ biến thứ 2 trong các loại ung thư tiết niệu, chỉ đứng sau ung thư tuyến tiền liệt.

Ung thư bàng quang xảy ra ở bàng quan - một cơ quan rỗng nằm ở phần dưới của bụng có chức năng lưu trữ nước tiểu do thận thải ra. Phía trong bàng quang là lớp niêm mạc được cấu tạo từ các tế bào vảy và các tế bào chuyển tiếp. 90% ung thư bàng quang xuất phát từ tế bào chuyển tiếp và chỉ khoảng 8% ung thư bàng quang xuất phát từ các tế bảo vảy.

Đa số những người mắc bệnh ung thư bàng quang đều ở độ tuổi trên 40. 

ung thư bàng quang

ung thư bàng quang là căn bệnh phổ biến thứ 2 trong các loại ung thư tiết niệu, chỉ đứng sau ung thư tuyến tiền liệt. (Nguồn ảnh: Internet)

    2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư bàng quang

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây bệnh ung thư bàng quang:

- Tiếp xúc với hóa chất tại nơi làm việc: nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất, đặc biệt là làm việc trong một số ngành công nghiệp nhất định thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Hóa chất hữu cơ (amin thơm) dùng trong ngành dệt may, sơn nhuộm, chế biến cao su, thuốc nhuộm, sơn và in ấn là tác nhân chính gây ra bệnh ung thư bàng quang.

- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình phân chia tế bào, dẫn đến việc hình thành các khối u bàng quang và lâu dài gây ra ung thư bàng quang. 

- Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Việc sử dụng các thuốc điều trị tiểu đường pioglitazone (Actos) trong thời gian từ 1 năm trở lên cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các khối u bàng quang, dẫn đến ung thư bàng quang. 

- Chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo: Nếu bạn ăn quá nhiều đồ chiên xào, dầu mỡ và tiêu thụ một lượng lớn chất béo động vật, cùng với thói quen không uống đầy đủ nước mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ bị viêm niêm mạc, dẫn đến việc hình thành các khối u trong bàng quang. 

- Nhiễm ký sinh trùng: Nếu cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng Schistosomiasis, loại ký sinh trùng rất phổ biến ở Trung Đông, châu Âu, châu Á và các nước Trung Đông thì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang. 

- Viêm bàng quang mãn tính: viêm bàng quang mãn tính hoặc các bệnh về đường tiết niệu khác cũng làm kích thích bàng quang và làm tăng nguy cơ phát triển các khối u ung thư trong lớp niêm mạc của bàng quang. 

- Yếu tố di truyền trong gia đình: Một số hội chứng di truyền như hội chứng Lynch, bệnh Cowden, các khuyết tật trong gen võng mạc nang (RB1),... cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư bàng quang. 

Do đó, nếu bạn nằm trong nhóm có thể mắc ung thư bàng quang, bạn cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của mình và không được bỏ qua bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể. Vì đó là khi cơ thể đang cảnh báo cho bạn về một căn bệnh nguy hiểm đang làm suy giảm sức khỏe của bạn. 

ung thư bàng quang

Những thay đổi ở bàng quang có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư bàng quang

3. Triệu chứng bệnh ung thư bàng quang

Triệu chứng ung thư bàng quang thường rất khó nhận biết. Tuy vậy, có một số triệu chứng có thể giúp người bệnh phát hiện ra bệnh sớm và kịp thời đến các cơ sở y tế để chẩn đoán như sau:

- Đau khi đi tiểu

- Đái ra máu (có thể đái máu từng đợt, đái máu đại thể hoặc toàn bãi)

- Mệt mỏi, chán ăn, sút cân

- Tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không tự chủ, nước tiểu màu sẫm: những triệu chứng này xuất hiện do bàng quang bị giảm thể tích hoặc bị kích thích

- Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu, tắc nghẽn đường tiểu do cục máu đông hay do u xâm lấn

Ở giai đoạn muộn, khi các tế bào ung thư bàng quang đã di căn xa thì người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:

- Đau đầu

- Đau xương

- Đau tầng sinh môn

- Đau hạ vị

- Đau trên xương mu

- Đau hông lưng

triệu chứng ung thư bàng quang

Đi tiểu ra máu là một triệu chứng phổ biến của người bị ung thư bàng quang. (Nguồn ảnh: Internet).

4. Những đối tượng có nguy cơ bị ung thư bàng quang

Một số yếu tố nguy cơ phổ biến gây bệnh ung thư bàng quang gồm:

- Người da trắng có nguy cơ bị ung thư bàng quang cao hơn người chủng tộc khác

- Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ tuổi

- Những người có tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh ung thư bàng quang

- Đàn ông dễ mắc ung thư bàng quang hơn phụ nữ

- Những người làm trong môi trường tiếp xúc với nhiều hóa chất như thợ làm tóc, thợ dệt, tài xế xe tải, thợ da thuộc, thợ kim khí, công nhân trong nhà máy cao su, chất hóa học,...

- Những người hút thuốc (kể cả thuốc lá và thuốc lá điện tử) có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 đến 3 lần so với người bình thường.

- Người đã bị ung thư bàng quang cũng có thể dễ tái phát do đã điều trị với thuốc chống ung thư cyclophosphamide, làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.

- Những người bị nhiễm ký sinh trùng cũng có nguy cơ cao bị ung thư bàng quang

- Những người bị các bệnh lý viêm bàng quang mãn tính, sử dụng ống thông đường tiểu lâu ngày, nhiễm trùng tiết niệu tái diễn nhiều lần cũng có nguy cơ bị ung thư bàng quang.

5. Phân loại ung thư bàng quang

Các loại chính của ung thư bàng quang được đặt tên theo loại tế bào phát triển thành ung thư. Phổ biến nhất là ung thư tế bào chuyển tiếp - bắt đầu trong các tế bào lót bên trong bàng quang. Ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư tuyến là ít phổ biến hơn.

Phân loại ung thư bàng quang

Có 3 loại ung thư bàng quang

Các giai đoạn của ung thư bàng quang

Giai đoạn 0 : Ung thư ở lại trong lớp lót bên trong.

Giai đoạn I: Ung thư đã lan đến bàng quang.

Giai đoạn II : Ung thư đã đạt đến mức cơ của bàng quang.

Giai đoạn III: Ung thư đã lan rộng đến các mô mỡ xung quanh bàng quang.

Giai đoạn IV: Ung thư đã lan đến thành vùng chậu hoặc bụng, hạch bạch huyết, hoặc lan tới xương, gan hay phổi.

dấu hiệu ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang phát triển qua 5 giai đoạn

6. Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang

Có nhiều phương pháp điều trị được lựa chọn đối với những bệnh nhân ung thư bàng quang như điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị, hoá chất... Tuy nhiên, việc điều trị còn tùy thuộc vào loại ung thư bàng quang, giai đoạn bệnh, và độ của khối u, tốc độ phát triển của khối u cũng như tuổi tác, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân...

- Phẫu thuật cắt bỏ: Phương pháp cắt bỏ u qua nội soi được áp dụng với những ung thư ở giai đoạn sớm (u còn ở bề mặt). Bác sĩ đưa một ống soi vào bàng quang qua niệu đạo, sau đó sử dụng một dụng cụ có dạng sợi thòng lọng nhỏ để lấy bỏ khối u và đốt những ung thư còn lại bằng dòng điện.

Nếu ung thư đã xâm lấn sâu hơn trong bàng quang, các bác sĩ phẫu thuật sẽ có nhiều khả năng thực hiện cắt bỏ một phần của bàng quang hoặc cắt bỏ toàn bộ bàng quang. Đối với nam giới, tuyến tiền liệt và niệu đạo cũng có thể được phẫu thuật cắt bỏ. Đối với phụ nữ, có thể phải cắt bỏ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và một phần của âm đạo.

Sau khi cắt bỏ bàng quang, bác sĩ sẽ giúp người bệnh có khả năng đi tiểu bình thường thông qua việc tạo ra một bàng quang nhân tạo.

Ảnh 8.

Đối với nam giới, tuyến tiền liệt và niệu đạo cũng có thể được phẫu thuật cắt bỏ.

Ảnh 9.

Sau khi cắt bỏ bàng quang, người bệnh sẽ được tạo bàng quang nhân tạo.

- Hóa trị: Phương pháp này dùng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Những loại thuốc này có thể được dùng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, làm cho chúng dễ dàng loại bỏ hơn. Hóa trị liệu cũng được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại sau khi phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tái phát.

Đối với ung thư bàng quang còn ở bề mặt, bác sĩ sẽ đưa hoá chất vào bàng quang sau phẫu thuật lấy u qua đường niệu đạo- đây là phương pháp điều trị tại chỗ. Khi ung thư đã xâm lấn vào thành bàng quang hoặc lan tới các hạch lymphô và các cơ quan khác thì phương pháp được lựa chọn là hoá chất toàn thân qua đường tĩnh mạch. Đây là phương pháp điều trị hệ thống nghĩa là thuốc sẽ theo dòng máu tới hầu hết các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Ảnh 10.

Tác dụng phụ khi áp dụng biện pháp này thường là rụng tóc, buồn nôn, chán ăn và mệt mỏi...

- Xạ trị:  Đây là phương pháp điều trị trong đó người ta sử dụng những tia có năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Giống như phẫu thuật, xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ do đó chỉ có tác dụng diệt các tế bào ung thư tại vùng chiếu xạ.

Ảnh 11.

Xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ do đó chỉ có tác dụng diệt các tế bào ung thư tại vùng chiếu xạ.

Một số ít bệnh nhân có thể điều trị bằng tia xạ trước khi phẫu thuật với mục đích thu nhỏ thể tích của khối u làm cho việc phẫu thuật sau đó dễ dàng hơn. 

Còn đa số các bệnh nhân khác điều trị bằng tia xạ được áp dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại. Ngoài ra, đối với những bệnh nhân không còn khả năng phẫu thuật thì áp dụng biện pháp xạ trị cũng có cơ hội chữa được bệnh.

    7. Phòng ngừa bệnh Ung thư bàng quang

    Để phòng tránh bệnh ung thư bàng quang, bạn cần thực hiện những điều sau:

- Hạn chế tiếp xúc với những loại hóa chất và nguồn nước mới

- Không hút thuốc lá

- Chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các loại hoa quả và rau xanh

- Uống đủ nước mỗi ngày

- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ

- Luyện tập thể dục để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

8. Câu hỏi thường gặp

Ung thư bàng quang có chữa được không?

- Người bị ung thư bàng quang nếu được phát hiện sớm và nhận được phác đồ điều trị phù hợp thì cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn là rất cao.

- Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn thì cơ hội chữa khỏi là rất thấp. Khi đó, các phác đồ điều trị chỉ có tác dụng kéo dài sự sống cho người bệnh và làm giảm các triệu chứng bệnh.

Ung thư bàng quang sống được bao lâu?

- Nếu bệnh ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thì cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn là rất cao. Vì vậy, người bệnh có thể sống được rất lâu.

- Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển ở giai đoạn 3, tức là khối u đã tấn công ra bên ngoài bề mặt bàng quang và các mô xung quanh bề mặt, các bác sĩ sẽ phải thực hiện các xét nghiệm để phẫu thuật kết hợp với hóa trị và xạ trị nhằm loại bỏ hạch bạch huyết và bàng quang. Khi đó, tỷ lệ sống của bệnh nhân ở giai đoạn này giảm xuống còn 40%.

- Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 4, đó là khi bệnh đã di căn xuống gan, phổi và xương. Lúc này, cơ hội sống của bệnh nhân chỉ còn khoảng 20%. Lúc này, các phương pháp điều trị chỉ mang tính chất kéo dài sự sống cho người bệnh trong thời gian ngắn. Chất lượng sống của người bệnh cũng ở mức rất kém.

- Thời gian sống thực tế của người bệnh còn phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh, giai đoạn phát hiện bệnh và các phương pháp điều trị được tiến hành như nào.

Tác giả: Phạm Trang