Bệnh trĩ ngoại ở trẻ em có những biểu hiện như thế nào?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Bệnh trĩ ngoại ở trẻ em có những biểu hiện như thế nào?
Bệnh trĩ ngoại có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, kể cả trẻ em. Phát hiện sớm bệnh trĩ ngoại ở trẻ em giúp trẻ khỏe mạnh, tránh xa các vấn đề biến chứng nguy hiểm.

Trẻ em cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại. Do đó, các bậc phụ huynh đừng chủ quan với các dấu hiệu bệnh trĩ ngoại ở con em mình. Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin về triệu chứng bệnh trĩ ngoại ở trẻ em qua từng cấp độ bệnh.

1. Nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại ở trẻ em

Nhiều bậc phụ huynh thường có xu hướng chủ quan với những dấu hiệu bệnh trĩ ngoại ở trẻ em. Thế nhưng, trẻ em lại là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là đối với những bé thường xuyên mắc chứng táo bón.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ ở trẻ nhỏ là do các cơ quan hệ tiêu hóa và hệ bài tiết vẫn còn tương đối yếu. Mối liên hệ giữa trực tràng và hậu môn của bé cũng đang ở tình trạng khá lỏng lẻo. Bên cạnh đó là chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, thiếu nước khiến phân trở nên cứng, trẻ đi ngoài khó khăn, lâu dần sẽ hình thành căn bệnh trĩ ngoại.

2. Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại ở trẻ em mà các bậc phụ huynh cần lưu tâm

Dấu hiệu của bệnh ở trẻ cũng sẽ có các điểm tương đồng với bệnh trĩ ngoại của người lớn. Cụ thể, bé sẽ có các biểu hiện như sau:

- Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại ở cấp độ 1

Đây là giai đoạn mà búi trĩ ngoại vừa hình thành nên kích thước vẫn còn rất nhỏ. Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn này cũng khá mơ hồ. Các bé chỉ có cảm giác ngứa ngáy và hơi cộm lên ở hậu môn. Một số bé sẽ có cảm giác nóng rát và hơi đau do viền hậu môn bị sưng và tấy đỏ.

Tuy nhiên, nếu để ý, các mẹ vẫn có thể phát hiện bệnh nhờ các dấu hiệu bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn này khi bé đi ngoài. Các bé sẽ thường mất nhiều thời gian đi vệ sinh hơn, hay quấy khóc. Đồng thời, trẻ sẽ có hiện tượng chảy máu khi đi vệ sinh, với lượng máu không quá lớn. Máu sẽ trộn lẫn vào phân hoặc lưu lại trên giấy vệ sinh nên các mẹ phải rất lưu ý vấn đề này.  

- Cấp độ 2

Ở cấp độ này, các dấu hiệu bệnh trĩ ngoại sẽ dần rõ ràng hơn. Nguyên nhân là các búi trĩ đã bắt đầu phát triển và có thể lòi ra bên ngoài hậu môn. Do cơ hậu môn còn yếu, nên búi trĩ sẽ rất khó khăn để trở vào bên trong sau khi bé đi ngoài.

Ngoài ra, dấu hiệu bệnh trĩ ngoại thường gặp trong cấp độ này là hiện tượng ẩm uớt và ngứa ngáy hậu môn. Do đó, các mẹ đừng chủ quan khi phát hiện các vết ẩm tại đũng quần của bé. Đồng thời, các mẹ hãy hỏi bé xem có cảm giác ngứa ngáy hay khó chịu ở hậu môn hay không.

- Cấp độ 3

Khi đến cấp độ này, các dấu hiệu bệnh trĩ ngoại đã trở nên khá nghiêm trọng. Lúc này, các búi trĩ sẽ có sự gia tăng về mặt kích thước so với các cấp độ trước. Búi trĩ lớn và sa ra ngoài có thể khiến các bé bị tắc nghẽn hậu môn. Các bé sẽ luôn có cảm giác đau rát do búi trĩ cọ xát vào thành hậu môn. Đồng thời, nó còn làm cho hậu môn chảy máu và khiến bé sợ hãi mỗi khi đi vệ sinh.

- Cấp độ 4 – cực kì nguy hiểm

Đây là cấp độ cuối cùng và rất nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại ở trẻ em. Do không được điều trị, hậu môn của bé sẽ bị viêm nhiễm hay thậm chí là lở loét. Đồng thời, hậu môn còn tiết ra các chất dịch nhờn có mùi hôi khó chịu. Đây là những dấu hiệu bệnh trĩ ngoại mà các mẹ phải chú ý để điều trị, tránh việc búi trĩ bị hoại tử. 

Bệnh trĩ ngoại ở trẻ có được chữa khỏi hay không phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm của bố mẹ. Do đó, đừng chủ quan với những dấu hiệu bệnh trĩ ngoại ở trẻ dù là nhỏ nhất. Khi phát hiện bệnh, phụ huynh hãy cho trẻ thăm khám ngay tại các bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị thích hợp.


Tác giả: Thùy Dung