Bệnh nhược giáp là gì? Nguyên nhân và cách nhận biết bệnh

Bệnh nhược giáp là gì? Nguyên nhân và cách nhận biết bệnh
Bệnh nhân bị nhược giáp khi tuyến giáp không sản sinh đủ lượng hormone cần thiết. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như: Suy tim, suy nhược tinh thần, thậm chí là vô sinh…

1. Bệnh nhược giáp là gì?

Nhược giáp hay còn gọi là suy giáp. Đây là tình trạng chức năng của tuyến giáp suy giảm, không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết cho cơ thể.

Nhìn chung, ở giai đoạn đầu, bệnh nhược giáp không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và để bệnh phát triển nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Điển hình các biến chứng béo phì, đau thấp khớp, bệnh tim hoặc có thể dẫn tới vô sinh.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhược giáp

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân bị suy giáp sẽ không nhận thấy những dấu hiệu hay bất cứ triệu chứng nào khác lạ. Bệnh có xu hướng phát triển thương đối chậm và kéo dài trong nhiều năm.

Tùy vào tình trạng thiếu hụt hormone cũng như mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân bị suy giáp sẽ cảm thấy cơ thể có dấu hiệu tăng cân hoặc thường xuyên mệt mỏi. Tuy nhiên, triệu chứng này không rõ ràng, do đó mọi người thường nghĩ rằng điều này là do cơ thể già đi hoặc làm việc quá sức. Khi quá trình trao đổi chất suy giảm và chậm đi, các dấu hiệu của bệnh cũng rõ và dễ nhận biết hơn.

Dưới đây là các dấu hiệu chung của người bị bệnh suy giáp:

- Cơ thể mệt mỏi, yếu cơ

- Nhạy cảm với không khí lạnh, không chịu được môi trường lạnh, điều hòa ở chế độ thấp

- Da khô, nứt nẻ, xanh xao

- Táo bón, đi ngoài do khó tiêu

- Cân nặng tăng bất bình thường

- Mắt và mặt sưng, giọng nói trở nên khàn đặc, khó nghe

- Hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao

- Đau, cứng hoặc sưng ở khớp

- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường hoặc không đồng đều

- Nhịp tim mất ổn định, chậm lại

- Thường xuyên cảm thấy căng thẳng, stress

- Trí nhớ suy giảm

- Bướu cổ

2.1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhược giáp

Nhược giáp thường xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ trung niên và lớn tuổi. Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh này, kể cả trẻ sơ sinh.

Theo đó, trẻ em bị nhược giáp giáp sẽ có những dấu hiệu bất bình thường sau đây:

- Da và tròng mắt chuyển sang màu vàng: Đây là dấu hiệu nhược giáp phổ biến và thường thấy nhất ở trẻ. Điều này là do gan mất đi khả năng chuyển hóa bilirubin - Chất tái chế hồng cầu trong cơ thể.

- Lưỡi có xu hướng sưng phù, lớn hơn

- Khó thở, khi thở phát ra tiếng khò khè trong cổ họng

- Thoát vị rốn

Khi bệnh tiến triển, trầm trọng hơn, trẻ sơ sinh sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Lúc này, bé không thể phát triển bình thường, sinh ra các triệu chứng khác như:

- Táo bón

- Cơ bắp yếu

- Thường xuyên cảm thấy buồn ngủ

Bệnh nhược giáp ở trẻ sơ sinh cần được điều trị kịp thời. Bởi dù ở tình trạng nhẹ nhất cũng gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tinh thần của trẻ nhỏ.

2.2. Bệnh nhược ở trẻ em và thiếu niên

Trẻ em, thanh thiếu niên mắc bệnh nhược giáp sẽ có các dấu hiệu tương tự như người lớn:

- Tăng trưởng kém, cơ thể nhỏ bé, kém phát triển

- Răng chậm phát triển vĩnh viễn

- Dậy thì muộn

- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng không ổn định

3. Nguyên nhân của bệnh nhược giáp

3.1. Nguyên nhân của bệnh nhược giáp là gì?

Khi tuyến giáp của bạn không sản xuất đủ hormone, sự cân bằng của các phản ứng hóa học trong cơ thể bạn có thể bị đảo lộn. Có thể có một số nguyên nhân, bao gồm bệnh tự miễn, điều trị cường giáp, xạ trị, phẫu thuật tuyến giáp và một số loại thuốc.

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở phía trước cổ. Đây là nơi sản sinh các hormone triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4) có tác động lớn đến sức khỏe cũng như quá trình trao đổi chất. Các hormone này ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát các chức năng quan trọng như nhịp tim, nhiệt độ cơ thể…

Bệnh nhân bị nhược giáp khi tuyến giáp suy giảm chức năng, không thể sản sinh đủ hàm lượng hormone. Dưới đây là nguyên nhân, yếu tố gây nên căn bệnh này:

- Bệnh tự miễn: Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nhược giáp chính là rối loạn khả năng tự miễn hay còn gọi là viêm tuyến giáp Hashimoto. Đây là tình trạng hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể tự tấn công mô bên trong cơ thể. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp.

- Cơ thể đáp ứng quá mức điều trị cường giáp: Những bệnh nhân bị cường giáp (sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp) thường được điều trị bằng phương pháp phóng xạ Iod hoặc thuốc chống tuyến giáp. Mục tiêu nhằm phục hồi chức năng tuyến giáp trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, phương pháp này có thể khiến khả năng sản sinh hormone tuyến giáp bị suy giảm nặng nề, dẫn đến nhược giáp vĩnh viễn.

- Phẫu thuật tuyến giáp: Đây là hình thức cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp để giảm, ngưng khả năng sản sinh hormone.

Ảnh 2.

- Xạ trị: Xạ trị là phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư. Tuy nhiên, đối với những người mắc ung thư ở đầu hoặc cổ, bức xạ của nó có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp và gây nhược giáp.

- Một số loại thuốc: Các loại thuốc có thành phần lithium được dùng trong điều trị rối loạn tâm thần có thể gây suy giảm tuyến giáp. Do đó, bạn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng.

Bên cạnh các nguyên nhân phổ biến nêu trên, người bị nhược giáp có thể xuất phát từ những yếu tố sau đây:

- Bệnh bẩm sinh: Trẻ sơ sinh khi mới chào đời có tuyến giáp bị khuyết tật hoặc không có tuyến giáp.

- Rối loạn tuyến yên: Tuyến yên không sản xuất đủ lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Điều này là do khối u lành tính tại tuyến yên.

- Thai kỳ: Một số phụ nữ trước hoặc sau khi mang thai thường xuất hiện triệu chứng nhược giáp. Điều này là do cơ thể họ tự sản sinh kháng thể chống lại tuyến giáp. Nếu tình trạng này không được điều trị có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc tiền sản giật. Bên cạnh đó, nó cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.

- Thiết hụt hàm lượng iot trong cơ thể: Iot có nhiều trong hải sản, rong biển và các loại thực vật, muối iot… Đây là chất cần thiết và đóng vai trò quan trọng, đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của tuyến giáp. Do đó, nếu cơ thể thiếu hụt iot trầm trọng có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh nhược giáp.

3.2. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhược giáp

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh nhược giáp. Trong đó, những đối tượng sau đây thường có nguy cơ cao hơn:

- Giới tính: phụ nữ

- Độ tuổi: Người từ 60 tuổi trở lên

- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp, nhược giáp

- Người bị bệnh tự miễn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh celiac…

- Bệnh nhân từng điều trị bằng phương pháp phóng xạ iod hoặc sử dụng các loại thuốc chống tuyến giáp

- Bệnh nhân mắc bệnh ung thư đầu, cổ hoặc ngực, được điều trị bằng phương pháp xạ trị

- Bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ tuyến giáp

- Phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh trong vòng 6 tháng trở lại

Việc nắm được nguy cơ mắc bệnh nhược giáp giúp mọi người chủ động hơn trong việc phòng tránh và bảo vệ bản thân. Nếu nằm trong nhóm đối tượng này, bạn nên tìm đến trung tâm y tế để xét nghiệm và kiểm tra khả năng mắc bệnh.

4. Phương pháp điều trị bệnh nhược giáp

Bệnh nhân bị nhược giáp cần hiểu rõ bệnh nhược giáp là gì và tìm đến các trung tâm y tế, bệnh lượng uy tín để được thăm khám, chẩn đoán sớm. Thông thường, tùy vào tình trạng và mức độ trầm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ kê toa thuốc. Trong đó bao gồm thuốc có thành phần hormon tuyến giáp tổng hợp T4 (nhân tạo) và thuốc có tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ hormone tuyến giáp tổng hợp.

Kèm theo đó, bệnh nhân bị nhược giáp cần thông báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc, thần dược, chất bổ sung… đã và đang sử dụng trong thời gian gây đây. Điều này giúp đảm bảo sự an toàn và tránh gây sự tương tác giữa các thành phần thuốc.

Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên hẹn lịch tái khám với để tiến hành xét nghiệm máu, kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp định kỳ. Nhờ đó, bác sĩ sẽ có cơ sở chính xác để điều chỉnh liều thuốc theo thời gian.

5. Biến chứng bệnh nhân bị nhược giáp thường gặp

Nhược giáp nếu không được phát hiện và điều trị sẽ gây nên nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và thể trạng. Do đó, bệnh nhân bị nhược giáp cần nắm được các biến chứng có nguy cơ cao sau đây:

- Bệnh bướu cổ: Bướu cổ là tình trạng tuyến giáp tăng kích thước do bị kích thích liên tục làm giải phóng lượng hormone lớn. Bệnh này không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến ngoại hình và cản trở quá trình nuốt, thở.

- Vấn đề về tim: Nhược giáp có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim như suy tim. Điều này là nồng độ cholesterol lipoprotein (LDL) có mật độ cao, ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp.

- Vấn đề về thần kinh: Bệnh nhân bị nhược giáp thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Theo thời gian, nếu bệnh trở nên trầm trọng hơn sẽ gây suy nhược thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng tâm thần.

- Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Bệnh nhược giáp lâu ngày gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên. Đây là dây thần kinh có chức năng chuyển thông tin từ não và tủy sống đến phần còn lại của cơ thể. Do đó, nếu chúng bị chèn ép, tổn thương có thể gây nên tình trạng đau, tê và ngứa ran ở các khu vực bị ảnh hưởng.

- Bệnh phù nề: Đây là biến chứng hiếm gặp ở bệnh nhân bị nhược giáp. Khi bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể, gây buồn ngủ dữ dội.

- Hôn mê myxedema: Bệnh nhân bị nhược giáp có thể được kê các đơn thuốc an thần, chống nhiễm trùng, hạn chế căng thẳng. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể dẫn đến tác dụng, khiến bạn rơi vào trạng thái hôn mê, mất ý thức.

- Suy giảm chức năng sinh dục: Nồng độ hormone tuyến giáp thấp có thể gây cản trở quá trình rụng trứng, làm suy yếu khả năng sinh sản. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây nhược giáp như rối loạn tự miễn dịch cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản.

- Dị tật bẩm sinh: Bệnh nhân bị nhược giáp khi mang thai có nguy cơ cao sinh con dị tật bẩm sinh cao hơn so với những bà mẹ khỏe mạnh. Những đứa trẻ này cũng gặp vấn nghiêm trọng về trí tuệ và khả năng phát triển.

6. Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh nhược giáp

Thực tế, cho đến nay không có cách nào có thể ngăn ngừa nguy cơ nhược giáp. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao như phụ nữ mang thai, người có tiền sử gia đình mắc định nên tìm đến bác sĩ để được cung cấp rõ hơn các kiến thức về bệnh nhược giáp là gì và chế độ ăn uống bổ sung iot cho cơ thể.

Theo đó, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần chuẩn bị kỹ càng trước khi có kế hoạch mang thai bằng cách xét nghiệm tầm soát nguy cơ mắc bệnh trong 3 tháng đầu. Bởi nếu lượng hormone tuyến giáp sản xuất không đủ, sẽ dẫn đến tình trạng trẻ sau sinh bị kém phát triển, đần độn. Đồng thời, sau khi trẻ chào đời, bạn cần cho con đi xét nghiệm lấy máu gót chân để kiểm tra bệnh lý về tuyến giáp.

7. Chế độ ăn uống cho bệnh nhân bị nhược giáp

7.2. Bệnh nhân bị nhược giáp nên ăn gì?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, không có chế độ ăn uống cụ thể nào dành cho bệnh nhân bị nhược giáp. Nhìn chung, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tuân thủ nguyên tắc ăn uống đa dạng, cân bằng.

Dưới đây là các loại thực phẩm được bác sĩ khuyến khích sử dụng:

- Trứng: Lòng đỏ trứng chứa hàm lượng iot và selen cao. Trong khi đó, lòng trắng lại có nhiều protein.

- Thịt bò, thịt gà, thịt cừu…

- Hải sản: Tôm, cua, cá ngừ, cá hồi…

- Rau: Chỉ nên ăn lượng vừa phải và đảm bảo nấu chín trước khi ăn

- Trái cây tươi, đảm bảo vệ sinh

- Các loại hạt như hạt chia, hạt lanh, gạo…

- Sữa, sữa chua, pho mai, các chế phẩm khác từ sữa…

- Nước lọc, đồ uống không chứa caffeine

7.2. Bệnh nhân bị nhược giáp không nên ăn gì?

Người bị bệnh nhược giáp nên hạn chế ăn đồ nhiều chất béo, thực phẩm không có gluten. Dưới đây là các loại thực phẩm có thể gây nguy hiểm, bạn chú ý:

- Đậu nành: Ảnh hưởng đến sự hấp thụ thyroxine

- Các loại rau họ cải như súp lơ, cải xoăn và cải bắp… nếu sử dụng số lượng lớn có thể góp phần gây bướu cổ

- Thực phẩm có chứa gluten như bánh mì, mì ống, ngũ cốc, bia…

- Trái cây: đào, lê và dâu tây

- Đồ uống như bia rượu, trà xanh, cà phê gây kích thích tuyến giáp

Nếu bạn muốn thay đổi hoặc bổ sung thêm thực phẩm hàng ngày trong chế độ ăn uống hãy thảo luận ý kiến của bác sĩ.

8. Các câu hỏi thường gặp về bệnh nhược giáp

8.1. Bệnh nhược giáp của chữa được không?

Bệnh nhược giáp muốn chữa khỏi hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ trong trường hợp bệnh do viêm tuyến giáp Hashimoto (rối loạn tự miễn) gây nên chỉ cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ là có thể phục hồi chức năng sản xuất hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, kháng thể của bệnh này lại không chịu ảnh hưởng bởi thuốc do đó bệnh nhân phải sử dụng suốt đời.

Tuy nhiên, ở các trường hợp phụ nữ sau sinh 1-6 tháng bị nhược giáp có thể trở lại bình thường sau 1 năm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh có thể quay lại ở lần sinh sau.

Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân gây nhược giáp là do tác dụng phụ của thuốc thì bệnh sẽ hết khi ngưng sử dụng. Do đó, nếu tình trạng bệnh nhẹ, bạn có thể không cần điều trị nhưng cần thường xuyên theo dõi, phòng tránh để sớm phát hiện các dấu hiệu nặng hơn.

8.2. Bệnh nhược giáp có lây không?

Các nguyên nhân gây bệnh nhược giáp bao gồm:

- Bệnh tự miễn / Viêm tuyến giáp Hashimoto. Đây là tình trạng hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể tự tấn công mô bên trong cơ thể. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp.

- Cơ thể đáp ứng quá mức điều trị cường giáp

- Cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ tuyến giáp

- Xạ trị, một số loại thuốc điều trị rối loạn tâm thần

- Rối loạn tuyến yên, rối loạn trong và sau thai kỳ

- Thiết hụt hàm lượng iot trong cơ thể

Từ các nguyên nhân kể trên, có thể dễ dàng nhận thấy bệnh nhược giáp không do virus hay vi khuẩn gây ra. Do đó, nhược giáp không lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bởi vậy, bệnh nhân có thể thoải mái hoạt động và sinh hoạt bình thường mà không cần lo lắng về vấn đề lây truyền bệnh, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

8.3. Bệnh nhược giáp có di truyền không?

Bệnh nhược giáp không di truyền. Tuy nhiên, di truyền là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhược giáp. Bởi vậy, nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh nhược giáp, hãy tìm đến trung tâm y tế để làm làm xét nghiệm và chẩn đoán mức độ rủi ro. Từ đó biết cách phòng tránh hiệu quả.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh lý này sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản sinh hormone tuyến giáp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Bởi vậy, trong 1-3 tháng đầu khi mang thai, bệnh nhân nên thực hiện tầm soát để hạn chế rủi ro này.

Không chỉ vậy, trẻ sinh ra sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe và trí não. Do đó, các bậc cha mẹ cần cho trẻ xét nghiệm máu gót chân để xác định nguy cơ mắc bệnh và điều trị kịp thời gặp phải các vấn đề nghiêm trọng.

9. Các hình ảnh về bệnh nhược giáp

Dưới đây là các hình ảnh về bệnh nhân bị nhược giáp cũng như dấu hiệu, biến chứng:

photo-2

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhược giáp


photo-3

Nhược giáp bẩm sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ


photo-4

Hình ảnh trẻ sơ sinh nhược giảm bẩm sinh


photo-5

Phụ nữ mang thai nên thực hiện tầm soát trong 1-3 tháng đều để kiểm soát nguy cơ

Việc nắm được bệnh nhược giáp là gì, cách phòng ngừa điều trị là rất quan trọng. Từ đó giúp bệnh nhân bị nhược giáp yên tâm và thoải hơn trong quá trình chữa bệnh, hạn chế gây nên các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần. Đặc biệt là đối với phụ nữ khi mang thai, để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh bạn cần thực hiện xét nghiệm tầm soát trong giai đoạn 1-3 tháng đầu.

Tác giả: Lê Thọ Hưng