Bệnh nhân ung thư lưỡi có đánh răng được không?

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Bệnh nhân ung thư lưỡi có đánh răng được không?
Trả lời được cho câu hỏi ung thư lưỡi có đánh răng được không, các bệnh nhân sẽ biết mình cần sử dụng chế độ vệ sinh cẩn thận, an toàn và khác biệt với người thường

Ung thư lưỡi là tình trạng khoang miệng rơi vào các biến đổi nguy hiểm. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, rát, tê lưỡi; hôi miệng, đau học liên tục. Trên lưỡi xuất hiện dày đặc mảng trắng hoặc các khối u, thịt. Tình trạng này kéo dài khiến lưỡi mỏng hơn dễ bị tổn thương khi nhai vật cứng và thậm chí chảy máu.

1. Bệnh nhân ung thư lưỡi có đánh răng được không?

Tỉ lệ mắc bệnh ung thư lưỡi không nhiều nhưng nếu đã không may mắc phải thì bệnh nhân phải phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Nếu không, bệnh tình bùng phát mạnh thì bệnh nhân sẽ phải dùng các biện pháp can thiệp sâu như phẫu thuật, xạ trị. Trường hợp nặng còn phải cắt lưỡi để tránh trường hợp di căn sang bộ phận khác trong cơ thể.

Nghiên cứu của y học cho thấy, bệnh nhân ung thư lưỡi có thể sống thêm hơn 5 năm nếu phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, tỷ lệ này khá cao  đạt 85%.

Với các trường hợp phát hiện muộn, đặc biệt là các bệnh nhân có triệu chứng của ung thư lưỡi di căn sang các bộ phận khác, tỉ lệ sống sót chỉ còn dưới 50%.

Từ đó, ta có thể thấy ung thư lưỡi rất nguy hiểm. Sự nguy hiểm của nó còn tăng lên gấp nhều lần nếu bạn không phát hiện bệnh kịp thời. Vậy nên, thói quen khám bệnh định kì cần tuân thủ nghiêm ngặt và thường xuyên để bạn chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân.

Đối với bệnh nhân ung thư lưỡi, việc vệ sinh răng miệng giúp người bệnh loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng mỗi ngày. Loại bỏ một số tác dụng phụ của hóa chất trong khoang miệng, có ý nghĩa tích cực trong quá trình theo dõi và chăm sóc người bệnh.

Bệnh nhân ung thư lưỡi có đánh răng được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giai đoạn bệnh (nếu ở giai đoạn nặng thì việc đánh răng có thể làm vết loét nặng hơn).; tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ...

2. Bệnh nhân nên đánh răng như thế nào?

Trong giai đoạn đầu, các dấu hiệu bệnh mới chớm nở hoặc nếu có thì chỉ cũng xuất hiện nghèo nàn. Lúc này bệnh nhân vẫn có thể đánh răng như bình thường. Tuy nhiên, việc đánh răng cần thực hiện cẩn thận để hạn chế việc làm khó chịu hoặc đau lưỡi. Thực hiện quá mạnh có thể khiến lưỡi bị chảy máu hoặc xước, có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển bệnh.

Từ giai đoạn toàn phát, các cơn đau bắt đầu kéo dài, việc nói trở nên khó khăn, sức khỏe dần suy sụp nhanh chóng. Các ổ loét, viêm bắt đầu lan rộng trong lưỡi. Lúc này việc đánh răng lại được các chuyên gia y tế khuyên bệnh nhân tuyệt đối không được sử dụng. Nếu muốn vệ sinh miệng thì bệnh nhân chỉ có thể dùng nước súc miệng.

Tương tự như vậy, sau khi phẫu thuật xong, lưỡi đang ở trạng thái yếu, bệnh nhân có triệu chứng của ung thư lưỡi không nên đánh răng mà chỉ được dùng nước súc miệng. Thông thường loại nước được dùng là nước muối có khả năng sát khuẩn.

Nhiều người vì muốn làm sạch lưỡi mà đã dùng ngay các loại nước súc miệng có khả năng sát khuẩn mạnh. Tuy nhiên, với sức công phá mạnh mẽ của mình, những sản phẩm này có thể đánh gục chiếc lưỡi mới điều trị của bạn.

Nguy hại hơn, bản thân bên trong những loại nước làm từ hóa chất này cũng có nhiều chất không có lợi cho sức khỏe. Nếu sử dụng quá sớm sẽ khiến tổn thương lâu lành hơn. Thậm chí, trong trường hợp xấu nhất, nó còn khiến bệnh ung thư lưỡi quay trở lại.

Với những thông tin trên, bệnh nhân có triệu chứng của ung thư lưỡi cần cẩn thận trong việc lựa chọn loại thuốc súc miệng phù hợp với nền tảng sức khỏe của mình. Hãy lựa chọn khôn ngoan để sức khỏe của chính mình được bảo vệ tốt nhất có thể!

Nếu không chắc với kiến thức và khả năng của mình, bệnh nhân có triệu chứng của ung thư lưỡi hãy tìm những lời khuyên của các bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm để tư vấn và điều trị.

Tác giả: Quang Anh