Bệnh mạch máu ngoại biên: bệnh lý chết người ai cũng cần biết

Bệnh mạch máu ngoại biên: bệnh lý chết người ai cũng cần biết
Bệnh mạch máu ngoại biên là bệnh lý tim mạch vô cùng nguy hiểm bởi nó có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm khác đối với sức khỏe con người. Bài viết dưới đây sẽ trình bày rõ ràng về loại bệnh này.

1. Thế nào là bệnh mạch máu ngoại biên?

Bệnh mạch máu ngoại biên là bệnh lý xảy ra khi có những thương tổn hoặc những thuyên tắc làm ảnh hưởng tới các mạch máu nằm cách xa tim. Bệnh lý này có thể gây ra ảnh hưởng tới những động mạch cung cấp máu cho phần đầu. 

Tuy nhiên, phần lớn nó gây ảnh hưởng cho hệ động mạch ở chân và bàn chân.

Về triệu chứng ban đầu của bệnh này, người bệnh thường cảm thấy đau ở chân khi đi bộ. Các cơn đau thường biến mất trong vài phút sau khi ngừng đi, vì vậy, nhiều bệnh nhân chủ quan với các triệu chứng lâm sàng mà không hề biết rằng mình đang mắc một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm và ngày càng trở nên phổ biến.

Ảnh 2.

Bệnh mạch máu ngoại biên là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm nhất (Nguồn: internet).

2. Các hệ quả nguy hiểm của bệnh mạch máu ngoại biên

2.1. Viêm tĩnh mạch

Thông thường, viêm tĩnh mạch thường xảy ra ở phần chân. Khi bị viêm tĩnh mạch nông xuất, bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu như đỏ, nóng và tĩnh mạch như một cọng dây cứng, cảm thấy đau khi sờ vào. Kèm theo đó là triệu chứng toàn thân như sốt, cảm thấy mệt mỏi.

Với viêm tĩnh mạch sâu thì các triệu chứng như xuất hiện các cơn đau dữ dội đi kèm với sốt. Dạng viêm tĩnh mạch này rất nguy hiểm do nó có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch, thậm chí thuyên tắc phổi. Bởi vậy, bệnh nhân khi phát hiện ra điểm bất thường cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.

Ảnh 3.

Bệnh viêm tĩnh mạch có hai loại là viêm tĩnh mạch nông và viêm tĩnh mạch sâu. Trong đó, viêm tĩnh mạch sâu rất nguy hiểm nởi nó có thể gây thuyên tắc phổi, và huyết khỗi tĩnh mạch (Nguồn: internet).

2.2. Giãn tĩnh mạch

Bệnh giãn tĩnh mạch xảy ra khi dòng máu lưu chuyển quá chậm có thể do van tĩnh mạch bị tổn thương hoặc bị viêm nhiễm khiến các tĩnh mạch, đặc biệt là tĩnh mạch nông ở chân giãn căng và xoắn lại thành từng búi.

Bệnh lý này phần lớn xảy ra ở nữ, và có tính di truyền khi những ai có tiền căn gia đình bị giãn tĩnh mạch sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, người lớn tuổi, người bị thừa cân và những người phải đứng trong một thời gian dài cũng có tỷ lệ giãn tĩnh mạch cao.

Những biểu hiện cơ bản của bệnh này là sự xuất hiện của những dấu nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo, da xuất hiện những đường xanh tim giống rắn bò, cảm giác đau, châm chích ở chân, và mắt cá chân thường bị phù vào cuối ngày.

Bệnh lý này có thể được điều trị ngoại khoa bằng phương pháp nội khoa kèm theo sử dụng băng ép. Bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch cần duy trì cân nặng hợp lý, tránh bị thừa cân - béo phì sẽ làm giảm áp lực lên tĩnh mạch và hạn chế đứng lâu.

2.3. Tắc động mạch

Động mạch ngoại biên bị tắc do nhiều lý do có thể do các mảng xơ vữa khiến dòng máu đến bị thiếu hụt, chân tay vùng tương ứng sẽ có cảm giác đau và tê. Ngoài ra, thiếu hụt dòng máu nuôi dưỡng cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ở các chi ảnh hưởng. Nếu động mạch bị tắc nặng, dòng máu nuôi dưỡng bị chặn lại sẽ khiến các mô tế bào vùng tương ứng bị hoại tử, thậm chí có thể phải cắt cụt chi.

Tùy vào vị trí tắc, bệnh nhân có thể bị đau ở các vùng khác nhau như vùng mông, đùi, cẳng chân. Đôi khi còn có thể xảy ra tình trạng chuột rút khi bệnh nhân đi bộ. Càng hoạt động nhiều cơn đau sẽ càng tăng lên, nhưng khi nghỉ sẽ hết đau nhưng đi tiếp cơn đau sẽ lại quay lại. Tình trạng này được gọi là cơn đau cách hồi. Ngoài ra, nhiệt độ xuống thấp và một số loại thuốc cũng có thể gây ra những cơn đau tương tự.

2.4. Bệnh Buerger

Bệnh Buerger là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm nhiễm các mạch máu vùng tay và chân, nhất là ở bàn tay và bàn chân. Bệnh lý này khiến các mạch máu bị thu hẹp và tắc nghẽn, làm cho lưu lượng máu đến bàn tay và bàn chân giảm. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra những cơn đau và các triệu chứng khác, dẫn tới tổn thương và gây hoại tử ở tay và/hoặc chân.

Vì máu không thể đi tới mọi bộ phận của bàn tay và/hoặc bàn chân nên khi mắc bệnh sẽ xuất hiện biểu hiện như thấy lạnh và hơi sưng ở cùng bàn tay, bàn chân. Tay chân có thể trở tái nhợt hoặc đỏ, xanh hoặc tím nhạt. Đôi khi người bệnh còn có thể cảm thấy bỏng rát ở những vùng đó.

Về nguyên nhân bệnh, đến tận bây giờ các bác sĩ vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên, nguyên nhân hàng đầu được xác định đến hiện tại là do thói quen hút thuốc lá. Bởi vậy, khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện đáng ngờ, đặc biệt là những "con nghiện thuốc lá", cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để có thể kịp thời phát hiện.

Ảnh 4.

Đến nay, bệnh Buerger vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định bệnh này có liên quan tới thói quen hút thuốc lá (Nguồn: internet).

2.5. Bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud là bệnh lý thường xuất hiện ở phụ nữ. Bệnh lý này xảy ra khi cơ thể không vận chuyển đủ máu đến các chi khiến chúng bị lạnh và tê bì. Tình trạng này sẽ kéo dài trong thời gian ngắn khi cơ thể bị phản ứng quá mức với nhiệt độ lạnh.

Khi bị Raynaud tấn công, cơ thể sẽ hạn chế dòng chảy máu tới các chi khiến các ngón tay, ngón chân bị lạnh, tê cóng rồi biến sắc trắng hoặc xanh tím. Khi dòng máu trở lại, các ngón tay ấm, bị đỏ và bắt đầu có nhịp đập và bị đau. Một ít trường hợp có thể gây ảnh hưởng đến mũi và tai. Mỗi lần sẽ kéo dài trong khoảng vài phút nhưng cũng có khi kéo dài tới hơn 1 giờ.

Cũng tương tự bệnh Buerger, cơ chế gây bệnh vẫn chưa rõ ràng. Nhưng một số chuyên gia nhận định rằng rất có thể đây là tác dụng phụ của những tình trạng khác như bệnh lý mô liên kết, bệnh thần kinh. Đến nay, bệnh lý này vẫn chưa có cách điều trị mà chỉ có thể kiểm soát bệnh mà thôi. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng cần đến ngay cơ sở ý tế để được chẩn đoán và có tư vấn cụ thể.


Tác giả: DNA