Bệnh lậu có lây qua đường miệng không?

Bệnh lậu có lây qua đường miệng không?
Bệnh lậu có lây không? Bệnh lậu có lây qua đường miệng không? Ăn uống chung với người bệnh lậu có bị mắc bệnh không?..

Bệnh lậu là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong các bệnh xã hội. Mặc dù, là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nhưng vẫn có rất nhiều trường hợp người bị mắc bệnh lậu do những nguyên nhân khác nhau.

Đó cũng là lý do tại sao có rất nhiều người thắc mắc bệnh lậu có lây qua đường miệng không? Trước hết chúng ta cũng nên tìm hiểu những triệu chứng của bệnh lậu là gì? 

1. Triệu chứng của bệnh lậu

Khi bị nhiễm bệnh lậu, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện sau đây:

- Sưng đau ở họng, amidan bị mưng mủ.  Xuất hiện viêm loét niêm mạc miệng và các triệu chứng như viêm họng.

-  Đi tiểu buốt, tiểu rát kèm theo mủ vàng

- Đau rát niệu đạo mỗi khi đi tiểu

Ảnh 1.

Triệu chứng của bệnh lậu có thể là xuất hiện tình trạng viêm loét niêm mạc miệng (Ảnh: internet)

- Đau rát khi quan hệ tình dục

- Nổi hạch ở bẹn, cơ thể mệt mỏi kèm heo triệu chứng sốt

-  Dương vật và bao quy đầu có tình trạng sưng.

Một số những nguyên nhân gây ra bệnh lậu như: quan hệ tình dục với người mắc bệnh lậu không sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn, dùng chung đồ vệ sinh cá nhân như khăn, bồn tắm, quần lót với người mắc bệnh... liệu bệnh lậu có lây qua đường miệng không?

2. Bệnh lậu có lây qua đường miệng không?

Mọi người thường biết đến bệnh lậu là bệnh xã hội, lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Trên thực tế, bệnh lậu còn lây qua nhiều đường khác nhau nữa như: lây truyền theo đường máu, lây nhiễm khi tiếp xúc gián tiếp với người bệnh qua đồ dùng cá nhân...

Vậy bệnh lậu có thể lây qua đường miệng không?

Ảnh 2.

Nguyên nhân lây nhiễm bệnh lậu là do bị nhiễm máu của người bệnh (Ảnh: interent)

Mặc dù, tỉ lệ lây nhiễm qua những con đường này chiếm ít hơn so với đường quan hệ tình dục nhưng khả năng mắc vẫn rất cao.

Do đó mà với câu hỏi bệnh lậu có lây qua đường miệng không thì câu trả lời là bệnh lậu hoàn toàn có thể lây qua đường miệng và tỉ lệ lây nhiễm là rất cao nếu người bệnh có thói quen oral sex (quan hệ bằng miệng). 

Bệnh lậu lây qua đường miệng theo tính chất hai chiều là bởi vi khuẩn lậu không chỉ lây nhiễm từ miệng người này sang miệng người khác mà còn bị lây nhiễm từ những con đường khác sang đường miệng, cụ thể như sau:

- Lây nhiễm từ miệng người bệnh sang cơ quan sinh dục: 

Ảnh 3.

Bệnh lậu bị lây nhiễm từ miệng người bệnh sang cơ quan sinh dục sẽ có biểu hiện ngứa niệu đạo (Ảnh: internet)

Lúc này, người bị nhiễm bệnh lậu sẽ có triệu chứng đau, ngứa niệu đạo, đi tiểu buốt rát, có mủ vàng, đau khi giao hợp, nổi hạch ở bẹn, sốt, cơ thể mệt mỏi… 

- Lây nhiễm từ cơ quan sinh dục sang miệng: Nếu miệng tiếp xúc với cơ quan sinh dục người bị bệnh thì khả năng lây nhiễm rất cao. Khi bị lây nhiễm sang miệng, người bệnh sẽ có dấu hiệu viêm loét niêm mạc miệng, sung huyết, ban trắng kèm theo bị viêm họng.

Ảnh 4.

Bệnh lậu lây nhiễm từ cơ quan sinh dục sang miệng khi đó miệng sẽ có dấu hiệu viêm loét (Ảnh: internet)

- Bệnh lậu có lây qua đường miệng không: Bệnh lậu có thể bị lây nhiễm qua đường miệng khi dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. Chẳng hạn như sử dụng bàn chải đánh răng chung với người bệnh.

Ảnh 5.

Bệnh lậu có lây qua đường miệng không? Sử dụng chung đồ dùng cá nhân có thể bị nhiễm bệnh (Ảnh: internet)

- Lây nhiễm từ miệng người này qua miệng người khác qua cử chỉ hôn nhau do trên miệng có vết thương. Hoặc quan hệ tình dục bằng miệng mà không có biện pháp bảo vệ, phòng tránh an toàn nào thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao.

Trên đây là những thông tin giúp bạn có thể giải đáp được thắc mắc bệnh lậu có lây qua đường miệng không. Đây cũng là con đường lây nhiễm bệnh lậu rất dễ dàng, vì thế bạn nên có những biện pháp phòng tránh để bệnh lậu không lây qua đường miệng.

Tác giả: Truong Xuan