Bệnh gout và bong gân: Cùng có những dấu hiệu giống nhau, làm thế nào để phân biệt?

Bệnh gout và bong gân: Cùng có những dấu hiệu giống nhau, làm thế nào để phân biệt?
Bệnh gout và bong gân đều có điểm chung là cơn đau nhức sưng đỏ ở vùng khớp. Việc chẩn đoán nhầm bệnh có thể khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn hơn, do vậy bạn cần có cách phân biệt hai căn bệnh này một cách cụ thể nhất.

Bệnh nhân thường rất khó nhận biết chính xác được cơn đau ở vị trí cụ thể, do vậy nhiều trường hợp bị bệnh gout nhưng cho rằng bị các vấn đề về xương khớp thông thường nên việc điều trị trở lên khó khăn hơn. 

Bệnh gout và bong gân là hai căn bệnh riêng biệt, chúng dễ gây nhầm lẫn vì một số dấu hiệu tổn thương ở khớp. 

Bong gân là sự tổn thương ở bao khớp, dây chằng, thường xảy ra nhưng vận động mạnh nhưng không gây trật hoặc gãy xương. Bong gân có biểu hiện triệu chứng như bệnh gout, do vậy nhiều người nhầm lẫn với cơn đau gout cấp. Bệnh gout nếu phát hiện ở giai đoạn đầu thì điều trị sẽ không quá khó khăn. 

Phân biệt bệnh gout và bong gân

1.  Phân biệt bệnh gout và bong gân thông qua triệu chứng

Bệnh gout: 

-  Khoảng 60-70% cơn cấp biểu hiện ở khớp bàn ngón chân cái, mắt cá chân

- Đau ở khớp bàn chân cái (một bên), đau dữ dội ngày càng tăng, đau không thể chịu nổi, chỉ một va chạm nhẹ cũng gây đau tăng chủ yếu xảy ra về đêm.

- Ngón chân sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ, xung huyết, trong khi các khớp khác bình thường.

- Đợt viêm sẽ kéo dài nhiều ngày, đau nặng về đêm sau đó giảm dần, phù bớt, da bớt tím dần nhưng hơi ướt. Sau đó ngứa nhẹ rồi bong vẩy và khỏi hẳn, không để lại dấu vết gì ở chân

Bong gân

- Triệu chứng của bong là đau, đau dữ dội khi đi lại, bị sưng và bầm tím. 

- Các vị trí thường bị bong gân như cổ chân, đầu gối, cổ tay...

- Cơn đau khi bị bong gân: đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo, sau đó, khớp tê dại không còn đau nữa. Khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấn thương, người bệnh sẽ thấy đau nhói như điện giật, sưng xung quanh khớp, da vùng khớp tái nhợt do chảy máu trong và biến loạn vận mạch.

2. Về nguyên nhân

- Bệnh gout xảy ra khi bị tăng acid uric trong máu lắng đọng các tinh thể urat ở khớp. Có mối quan hệ mật thiệt với chế độ ăn uống: tiêu thụ nhiều thịt đỏ, đồ ăn nhiều đạm, hải sản, nội tạng động vật.

- Hiện tượng bong gân: Do va chạm hoặc đổi tư thế, ngã hoặc trượt chân, sức nặng khiến khớp bị xoắn vặn, dây chằng khớp bị kéo căng quá mức. 

3. Về phương pháp điều trị/ Giảm đau

- Bệnh gout: Nguyên tắc điều trị bệnh gout là giảm aicd uric máu, có thể bằng các loại thuốc như allopurinol, febuxostat… Thuốc giảm đau trong đợt viêm cấp là thuốc chống viêm không steroid, colchicin, corticosteroid, trong đó thuốc chống viêm không steroid được ưu tiên lựa chọn hàng đầu.

- Bong gân: Tùy từng mức độ nặng nhẹ mà việc điều trị bong gân cũng sẽ khác nhau

+ Với bong gân nhẹ: Tự chăm sóc cơ bản và thuốc giảm như ibuprofen (Advil, Nuprin v.v...) hoặc acetaminophen (Tylenol v.v...). Hoặc chườm đá lên chỗ đau càng sớm càng tốt để giảm sưng.

+ Trường hợp bị bong gân nặng, bác sỹ có thể bất động vùng chấn thương bằng dây đeo hoặc nẹp. Ðôi khi có thể phải mổ.

Bệnh gout và bong gân mặc dù có những triệu chứng gần giống nhau, nhất là trong cơn đau gout cấp, sự sưng và đau của các khớp có thể khiến bệnh nhân và người nhà sơ cứu nhầm. Do vậy khi xảy ra các vấn đề đau nhức khớp không rõ nguyên nhân, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu dài xảy ra các biến chứng nguy hiểm. 

Để phòng tránh bệnh gout, bạn nên thực hiện lối sống lành mạnh và khoa học. Hãy tập dần thói quen ăn ít thịt và thức ăn nhiều đạm, hạn chế rượu bia, có như vậy cơ thể mới khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và sự dẻo dai của xương khớp bằng cách vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. 

Đọc thêm: vì sao người trẻ ngày càng dễ mắc bệnh gout?

Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/

Bệnh gout và bong gân: Cùng có những dấu hiệu giống nhau, làm thế nào để phân biệt? - Ảnh 5.

Tác giả: TMH