Bật mí cách phòng ngừa cước chân tay mùa đông hiệu quả

Bật mí cách phòng ngừa cước chân tay mùa đông hiệu quả
Các bác sĩ cho hay rằng có thể ngừa cước chân tay hoàn toàn chữa khỏi bằng những cách rất đơn giản.

Hỏi: Bạn Hoàng Thị Thuỷ (Lạng Sơn) hỏi rằng vào mùa đông, nhất là khi thời tiết giá lạnh cháu đi làm bằng xe máy nên khi đến cơ quan tay cháu ửng đỏ, ngứa, rát.

Và mọi người ở cơ quan nói cháu bị cước chân tay - vậy nguyên nhân và cách hạn chế, phòng ngừa cước chân tay như thế nào, mong được bác sĩ giải thích.

Ảnh 2.

Mùa đông đến hiện tượng bị cước chân tay xảy ra ở nhiều người - (Ảnh: Internet)

1. Cước tay chân là bệnh nhiều người gặp vào mùa đông

Bác sĩ Vũ Thu Dung trả lời:

Thực tế đúng là khi mùa đông đến, nhất là thời tiết lạnh giá, lạnh buốt hay như dự báo thời tiết nói rét đậm rét hại thì hiện tượng bị cước chân tay xảy ra ở nhiều người (thực chất là dị ứng thời tiết tại chỗ) khi đi ngoài đường ở mọi lứa tuổi. 

Bởi khi đó các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại, khiến máu lưu thông chậm, gây thiếu ôxy ở vùng cần nuôi dưỡng trên da.

Quan trọng hơn hết là nếu được làm ấm đột ngột, mạch máu sẽ bị vỡ, kết quả dễ dẫn tới viêm, sưng nề, ngứa và đau... Ngay khi đó bạn sẽ thấy bị sưng đỏ ở các ngón chân tay, mu bàn tay đôi khi có mụn nước, xuất huyết ở các ngón chân tay và có thể thấy ở mũi hay tai. Thậm chí có người cảm thấy đau, ngứa ngáy và gãi tới bật máu.

2. Có thể chữa khỏi và ngừa cước chân tay

Bác sĩ cho hay rằng bệnh cước chân tay có thể hoàn toàn chữa khỏi và ngừa cước chân tay bằng cách hãy giữ ấm chân tay. Chân là nơi tập trung nhiều huyệt đạo của cơ thể, chính vì vậy, với bất cứ ai thì đây là nơi cần được chú trọng giữ ấm nhất của cơ thể. 

Nguyên nhân là khi đôi chân bị nhiễm lạnh, cơ thể sẽ bị mất nhiệt nhanh chóng, gây nên tình trạng bị cước nặng hơn là viêm khớp, viêm phổi. Vì vậy bác sĩ khuyên các bạn hãy giữ ấm bằng cách đi tất, đi găng tay nhất là khi đi ra ngoài đường.

Ảnh 3.

Hãy đều đặn ngâm chân vào nước ấm bằng gừng và muối vào buổi tối trước khi đi ngủ - (Ảnh: Internet)

Đêm về hãy đều đặn ngâm chân vào nước ấm bằng gừng và muối vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc bạn có thể mát-xa chân bằng dầu nóng (cao sao vàng, dầu quế…) để tăng nhiệt độ cho cơ thể vào những ngày lạnh giá. Sau đó lau khô, đi tất cho ấm chân để giữ ấm khi đi ngủ.

Cần chú ý đó là mỗi khi ra ngoài cần đi giày ấm, kín mũi và lưu ý là cần thay tất chân thường xuyên, tránh để tình trạng nấm chân. Nếu tình trạng cước xuất hiện nhiều gây mụn nước, ngứa không chịu được và thời gian dài thì bạn nên đến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị đúng, kịp thời tránh tình trạng nặng hơn.

Ngoài việc giữ ấm bạn cũng cần lưu ý là nên hạn chế cho tay tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh hay các chất tẩy rửa để ngừa cước chân tay. Những khi giặt quần áo, phơi đồ, rửa chén hay dọn dẹp nhà cửa nên đeo loại găng tay cao su dày để không bị lạnh, cũng là các ngừa bệnh hiệu quả.

Tổng hợp

Tác giả: Thanh Thanh