Ung thư vòm họng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Ung thư vòm họng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Ung thư vòm họng là căn bệnh gây ra tỉ lệ tử vong cao nhất trong những căn bệnh về đường hô hấp. Phát hiện dấu hiệu ung thư vòm họng sớm để kịp thời chữa trị là cách hiệu quả nhất để bảo vệ tính mạng của bạn và những người thân xung quanh mình.

Ung thư vòm họng là một trong 10 loại ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam, bệnh thường gặp ở nam giới lứa tuổi 40 - 60. Nếu được phát hiện sớm bệnh có thể được điều trị khỏi bằng xạ trị đơn thuần hoặc kết hợp với hóa trị.

Tuy nhiên do bệnh phát triển thầm lặng với triệu chứng ung thư vòm họng không điển hình nên do đó thường được phát hiện chẩn đoán ở giai đoạn đã tiến triển.

Cùng tìm hiểu bệnh ung thư vòm họng là gì để chủ động có những phương pháp phòng tránh trước khi quá muộn.

1. Ung thư vòm họng là gì?

Ung thư là một loại bệnh mà trong đó các tế bào bất thường nhân lên và phân chia không kiểm soát trong cơ thể. Những tế bào bất thường này tạo thành khối ác tính gọi là khối u. Ung thư vòm họng thường được nhóm thành hai loại: ung thư họng và ung thư thanh quản.

ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là một trong 10 loại ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam. (Nguồn ảnh: Internet)

Ung thư vòm họng là một trong những bệnh nguy hiểm nhất bởi triệu chứng âm thầm nhưng tiến triển nhanh chóng và thường phát hiện ở giai đoạn muộn.

Đây là ung thư thường gặp vùng đầu - cổ và cũng là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư vòm họng lên tới 12%. Trong đó, 70% người bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn khiến cơ hội kéo dài sống giảm đáng kể.1. Dấu hiệu ung thư vòm họng.

2. Dấu hiệu ung thư vòm họng

- Chảy máu mũi, ngạt một bên mũi: nếu chảy nước mũi một bên và có kèm theo máu kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám càng sớm càng tốt vì đây là một trong những dấu hiệu ung thư vòm họng rất phổ biến. 

- Ho dai dẳng: một trong những triệu chứng ung thư vòm họng là ho dai dẳng, ho ra đờm dính máu.

- Cổ sưng, xuất hiện hạch cổ: đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất, thường gặp ở 60-90% các trường hợp. Do vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú nên khi có sự xuất hiện của tế bào ung thư thì chúng sẽ nhanh chóng lây lan khắp vùng cổ. Khi các tế bào ung thư phát triển, nó sẽ dẫn đến các hạch cứng ở cổ dù không có cảm giác đau đớn.

dấu hiệu ung thư vòm họng

Sưng cổ, xuất hiện hạch ở cổ là một trong những triệu chứng ung thư vòm họng đặc trưng. (Nguồn ảnh: Internet)

- Bề mặt thanh quản thô ráp: Bạn cảm thấy có một bề mặt thô ráp trong cổ họng của bạn? Cảm giác khó chịu này là rất khó để bỏ qua. Nếu bạn đã bắt đầu phát triển bệnh ung thư vòm họng, bạn sẽ tiếp tục cảm thấy dấu hiệu này.

- Đau họng dai dẳng: Nếu bạn không ốm nhưng dường như không thể thoát khỏi cảm giác đau họng, thì đó có thể là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng. Các khối u hình thành ở vùng dưới dây thanh âm thường gây ra các triệu chứng này.

Thay đổi giọng nói: Ung thư ở thanh quản thường gây khàn tiếng hoặc thay đổi âm thanh và âm sắc của giọng nói; May mắn là những thay đổi đáng chú ý này thường dẫn đến chẩn đoán sớm hơn và là một trong những triệu chứng sớm của ung thư họng, theo Hội Ung thư Mỹ. Nếu khàn tiếng không hết trong vòng hai tuần, hãy đi khám bác sĩ.

- Bạn hoặc người kia của bạn bị nhiễm HPV: Mọi người đều biết rằng vi-rút u nhú người (HPV) có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, nhưng trong thập kỷ qua, ung thư miệng liên quan đến HPV đã tăng ít nhất 4 lần ở cả nam và nữ. CDC ước tính khoảng 70% số trường hợp ung thư miệng họng (các khối u ở thành sau họng) có thể do HPV gây ra. Đã có sự bùng nổ đại dịch HPV liên quan đến ung thư.

3. Điều trị Ung thu vòm họng

3.1. Phẫu thuật

Do đặc thù của vòm họng nằm ở khu vực có môi trường giải phẫu sâu và chật hẹp. Vì thế mà giai đoạn trước đây thì phẫu thuật không phải là phương pháp đóng vai trò quan trọng khi điều trị ung thư vòm họng triệt để mà thường chỉ được sử dụng để lấy mẫu sinh thiết tế bào ung thư.

Ngày nay cùng với sự phát triển tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cụ thể là phẫu thuật nền sọ cùng với nội soi đã mở ra thêm một cơ hội điều trị khỏi bệnh cho các bệnh nhân mắc ung thư vòm họng có thể trạng kém đáp ứng với tia xạ ví dụ như thể tái phát hay sừng hóa. Bên cạnh đó phẫu thuật còn giúp loại bỏ đi những hạch bị di căn ở vùng cổ ở giai đoạn còn khu trú.

ung thư vòm họng sống được bao lâu

Phẫu thuật còn giúp loại bỏ những hạch bị di căn ở vùng cổ ở giai đoạn còn khu trú. (Nguồn ảnh: Internet)

3.2. Hóa trị

Trước đây hóa trị chỉ được chỉ định sử dụng khi bệnh nhân tiến đến giai đoạn ung thư vòm họng bị di căn xa hay khi phương pháp điều trị bằng tia xạ thất bại. Tuy nhiên thì xu hướng điều trị ung thư vòm họng hiện nay là kết hợp điều trị hóa chất và tia xạ ngay từ lúc đầu để loại bỏ triệt để được khối u.

3.3. Xạ trị

Với bệnh nhân mắc ung thư vòm họng thì xạ trị là phương pháp chữa trị quan trọng nhất, chiếu tia nguyên cả  hạch cổ (nếu có) và khối u.

Nhờ vào tiến bộ của y học hiện đại mà các bác sỹ có thể xác định được chính xác trường chiếu tia xạ dựa vào những hình ảnh không gian ba chiều để tăng tối đa hiệu quả của tia xạ trên khối u và đồng thời hạn chế được việc làm tổn thương các mô lành lân cận.

3.4. Hoá trị kết hợp với xạ trị

Khi hai kỹ thuật điều trị được kết hợp với nhau sẽ bổ sung phần hạn chế trong mỗi phương pháp cho nhau đồng thời cũng tăng thêm tác dụng phụ tới cơ thể bệnh nhân.

3.5. Trị liệu bằng thuốc đặc trị

Theo như liệt kê ở trên thì bạn có thể thấy có rất nhiều cách thức điều trị ung thư vòm họng. Tuy nhiên thì mỗi phương pháp sẽ có những mặt hạn chế khác nhau. Ví dụ như nếu xạ trị thì không thể tiêu diệt hoàn toàn khối u và khối u vẫn còn khả năng phát triển. Hoặc như nếu dùng hóa trị thì cơ thể sẽ chịu các tác dụng phụ như mệt mỏi, chán ăn, kiệt sức,...

Việc trị liệu ung thư vòm họng bằng thuốc đặc trị vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng người bệnh có quyền tin tưởng rằng sẽ có những phương pháp điều trị ung thư vòm họng mới được ra đời nhờ sự phát triển của y học hiện đại.

Ngoài các phương pháp điều trị phổ biến như trên thì ngày nay các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực nghiên cứu các phương pháp điều trị ung thư vòm họng mới dựa trên miễn dịch học, công nghệ gen, sinh học phân tử,… và bước đầu đã cho thấy những hiệu quả điều trị tích cực.

Điều trị ung thư vòm họng muốn hiệu quả, bệnh nhân cần phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với chế độ dinh dưỡng, luyện tập tốt. Bên cạnh đó là việc duy trì thái độ tích cực chiến đấu với bệnh tật.

4. Ung thư vòm họng sống được bao lâu?

Ung thư vòm họng là một trong những căn bệnh về đường hô hấp nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng con người. Ở Việt Nam, đa số bệnh nhân phát hiện ra bệnh ung thư vòm họng đều ở giai đoạn cuối, do đó việc điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn và tiên lượng sống của người bệnh còn rất thấp.

Dưới đây là bảng tiên lượng sống của người bệnh qua từng giai đoạn

Giai đoạn

Dấu hiệu

Cơ hội chữa khỏi

Tỷ lệ sống sau 5 năm

Giai đoạn 1

Kích thước khối u < 2,5cm

Khối u chưa lây lan đến hạch bạch huyết

Cao

80-90%

Giai đoạn 2

Kích thước khối u tăng từ 5-6 cm

Tế bào ung thư chưa lây lan ra hạch bạch huyết, thanh quản

Cao

80-90%

Giai đoạn 3

Khối u có kích thước lớn hơn và bắt đầu lan sang các cơ quan khác

Thấp

30-40%

Giai đoạn 4

Khối u lan rộng đến miệng, môi, phá hủy các hạch bạch huyết

Thấp

15%

5. Tầm soát ung thư vòm họng

5.1. Tầm soát ung thư vòm họng là gì?

Tầm soát ung thư vòm họng là một trong những thủ thuật đặc biệt giúp bạn phát hiện ra các dấu hiệu bất thường ở tai, mũi, họng và ung thư vòm họng. Thực hiện tầm soát ung thư vòm họng định kỳ giúp bảo vệ sức khỏe và tăng hiệu quả điều trị ung thư cho người bệnh.

Khi tiến hành tầm soát ung thư vòm họng, các bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:

- Thăm khám, chẩn đoán lâm sàng bằng cách thu thập các thông tin về dấu hiệu, chế độ ăn uống của người bệnh

- Nội soi vòm họng để giúp phát hiện ra các khối u hoặc dấu hiệu bất thường

- Siêu âm vùng cổ để kiểm tra xem có hạch ở cổ hay không

tam-soat-ung-thu-vom-hong

Tầm soát ung thư vòm họng nhằm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường và ung thư vòm họng. (Nguồn ảnh: Internet)

5.2. Khi nào cần tầm soát ung thư vòm họng?

Bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để làm tầm soát ung thư vòm họng khi có những triệu chứng sau:

- Ù tai, mất thính lực: có thể bị ù một bên tai, tình trạng bệnh kéo dài và ngày càng nặng

- Đau đầu âm ỉ

- Thường xuyên bị nhiễm trùng tai

- Có máu trong nước bọt

- Cổ nổi hạch: ban đầu các hạch nhỏ, không đau. Sau đó nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các hạch sẽ to dần, ở giai đoạn cuối hạch bị lở loét và gây đau đớn cho người bệnh

- Bị liệt dây thần kinh: lác mắt, liệt lưỡi, tê mặt… ở giai đoạn muộn người bệnh có thể bị sặc khi nuốt

6. Cách phòng bệnh ung thư vòm họng

- Không hút thuốc lá

Thuốc lá không chỉ là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi mà còn là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với các bệnh ung thư đầu cổ, trong đó có ung thư vòm họng.

Khói thuốc qua khoang miệng bắt dính trực tiếp vào lớp niêm mạc vùng họng làm biến đổi tế bào và hình thành ung thư. Nguyên nhân được giải thích là do trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều hóa chất độc hại như nicotine, benzene, amoniac, asen… Nói không với thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc là cách phòng bệnh ung thư vòm họng bước đầu được đánh giá có hiệu quả.

- Ăn uống khoa học, đủ chất

Một chế độ ăn uống khỏe mạnh không những đảm bảo cho bạn một sức khỏe tốt mà còn có vai trò quan trọng trong phòng tránh bệnh ung thư vòm họng.

Dù chưa biết chính xác tại sao nhưng các nhà nghiên cứu chỉ ra những người có dinh dưỡng kém có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn những người bình thường.

Hạn chế đồ ăn chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn, ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

- Quan hệ tình dục an toàn

HPV (Human Papillomavirus) là vi rút gây u nhú ở người lây nhiễm chủ yếu qua đường sinh dục, kể cả tiếp xúc bằng tay với bộ phận sinh dục hoặc quan hệ tình dục bằng miệng. Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục bằng miệng không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng mà còn liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác như ung thư miệng…

- Trang bị bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường độc hại

Những người làm việc trong môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc với bụi gỗ, khói sơn, dầu khí, nhựa, amiang… có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn những người bình thường. Vì vậy, trang bị bảo hộ thiết bị lao động là việc làm rất cần thiết.

- Khám sức khỏe, sàng lọc ung thư định kì

Thực tế, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng mà bạn không thể kiểm soát được như tiền sử gia đình có người mắc ung thư vòm họng. Chính vì vậy, khám sức khỏe và sàng lọc ung thư định kì cần được quan tâm, đặc biệt là ở những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.

Với bất kỳ một thay đổi nào trong cơ thể giống như dấu hiệu ung thư vòm họng bạn cũng cần phải chú ý đề có biện pháp kịp thời phòng và tránh bệnh tránh trường hợp để bệnh đến giai đoạn muộn mới chữa trị thì lúc đó đã quá muộn.

Tác giả: Lan Dương