Ảnh hưởng của bệnh viêm ruột mãn tính?

Ảnh hưởng của bệnh viêm ruột mãn tính?
Bệnh viêm ruột mãn tính chủ yếu xảy ra ở người trưởng thành, nhất là cao tuổi và diễn ra trong thời gian dài, khó điều trị cũng như có nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Tại sao lại mắc bệnh viêm ruột mãn tính?

Bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột mãn tính có thể do nhiều nguyên do. Phần lớn bệnh đến từ việc bệnh nhân viêm ruột cấp không chữa trị dứt điểm hoặc tự dùng thuốc nên dẫn tới tình trạng mãn tính.

Những loại vi khuẩn, virus gây bệnh chủ yếu gồm amíp (Entamoeba histolitica), Candida, Giardia, Shigell (vi khuẩn lỵ trực khuẩn), E.coli, Salmonella, Clostridium difficile (viêm ruột màng giả), Herpes, pplyp ruột, vi khuẩn lao (M.tuberculosis),…

Ảnh 2.

Vi khuẩn, virus là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm ruột mãn tính (Ảnh: Kosovapress.com)

Với nguyên nhân do trùng amíp, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, loại trùng này có thể lập ổ kén ngay trong niêm mạc ruột. Điều này khiến bệnh bước sang giai đoạn mãn tính.

Với nguyên nhân do vi khuẩn lao, bệnh nhân phần lớn đều nhiễm lao phổi hoặc thứ phát sau giai đoạn lao phổi. 50% bệnh nhân lao ruột có liên quan tới lao phổi sau khi xét nghiệm X-quang phổi.

Các nguyên nhân khác ban đầu chú trọng gây tổn thương ở các bộ phận của đường ruột (ruột non). Sau một thời gian, nếu bệnh tình không được điều trị hiệu quả, bệnh nhân dễ có khả năng mắc viêm ruột cấp, rồi tới viêm ruột mãn tính.

Dị ứng hoặc dùng thuốc kéo dài làm loạn khuẩn có thể dẫn tới tình trạng viêm ruột mãn tính. Một số khác lại do rối loạn hệ thần kinh thực vật. Ngộ độc hóa dược khi dùng thuốc điều trị các bệnh khác hoặc urê máu tăng cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh viêm ruột mãn tính.

2. Các biểu hiện viêm ruột mãn tính

Đau bụng là biểu hiện bệnh viêm ruột mãn tính phổ biến nhất. Cơn đau diễn ra âm ỉ ở dưới rốn (hạ vị), lan dọc theo khung đại tràng. Thời điểm đau thường sau khi ăn và muốn đi đại tiện ngay lập tức. Đi đại tiện xong lại hết đau bụng. Một vài trường hợ thì đau bụng chủ yếu vào ban đêm và cảm thấy rất lạnh.

Viêm ruột mãn tính khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng trung tiện. Sau khi trung tiện cảm giác thoải mái hơn. Bên cạnh đó, bệnh còn khiến người bệnh bị rối loạn tiêu hóa (chán ăn, miệng đắng,), đại tiện nhiều lần (khoảng 5 lần một ngày đêm), phân nát, tức bụng,…

Ảnh 3.

Chỉ có các xét nghiệm mới kết luận được bạn có mắc bệnh viêm ruột mãn tính không (Ảnh: Phapluatnet.vn)

Để kiểm tra chính xác mình có mắc bệnh không, bệnh nhân cần tiến hành các xét nghiệm để kiểm tra. Xét nghiệm thông thường gồm chụp ruột có thuốc cản quang, nội soi, sinh thiết để tìm nguyên nhân gây bệnh.

Với nguyên nhân do vi khuẩn lao, bệnh nhân cần xét nghiệm thêm phân hoặc mảnh sinh thiết để tìm vi khuẩn bằng kỹ thuật nhuộm Zin – Nenxen. Thử phản ứng sinh học phân tử khuếch đại gen PCR (Polymerase Chain Reaction) cũng là một cách để kiểm tra hiệu quả.

Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh do loạn khuẩn, các bác sĩ cho xét nghiệm phân để kiểm tra hệ vi khuẩn chí đường ruột. Những loại vi khuẩn, virus như lỵ amíp, nấm hay các hồng cầu, bạch cầu cũng sẽ được kiểm tra.

3. Hệ quả của bệnh viêm ruột mãn tính

Nếu để dẫn tới tình trạng bệnh viêm ruột mãn tính, bệnh nhân phải chịu nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Sức khỏe bắt đầu suy sụp vì bệnh nhân chán ăn, xanh xao, có ăn thì cũng hấp thụ kém. Các biến chứng thủng ruột, phình ruột, ung thư luôn chực trờ tấn công người bệnh.

Nguy hiểm hơn, bệnh viêm ruột mãn tính còn có thể khiến người bệnh tử vong. Vậy nên, bệnh nhân nên phòng ngừa bệnh từ sớm để không phải chịu nhiều hệ quả xấu ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân.

4. Cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm ruột mãn tính

Để điều trị viêm ruột mãn tính hiệu quả, trước hết, ta phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điềutrị sao cho có hiệu quả nhất. Thông thường với các nguyên nhân trên, bác sĩ sẽ điều trị nội khoa. Còn với nguyên nhân polyp, hình thức điều trị ngoại khoa được sử dụng.

Để phòng tránh bệnh viêm ruột mãn tính, mọi người cần tìm cách phòng tránh bệnh đường ruột, đặc biệt là viêm ruột cấp tính. Chế độ ăn uống cần sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mọi người cần ăn chín uống sôi, hạn chế dùng nhiều thức ăn sống, uống sữa tươi chưa tiệt trùng. Kháng sinh thì không nên dùng kéo dài.

Ảnh 4.

Ăn uống sạch sẽ, đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh của bạn (Ảnh: Kenh14.vn)

Các bài tập rèn luyện thể dục thể thao nên thực hiện thường xuyên thành thói quen. Nếu phát hiện mình bị lao phổi, bệnh nhân cần chữa trị ngay lập tức để tránh lây lan.

Tóm lại, để không bị mắc bệnh viêm ruột mãn tính, bệnh nhân cần xây dựng một lối sống lành mạnh, lạc quan và luôn cố gắng vận động. Nếu phát hiện mình bị bệnh gì thì cần chữa trị ngay lập tức để tránh các biến chứng về sau.

Tác giả: Quang Anh