7 cách dùng lá hẹ tươi giảm triệu chứng ho, viêm họng

7 cách dùng lá hẹ tươi giảm triệu chứng ho, viêm họng
Thời tiết chuyển dần sang lạnh khiến tình trạng ho, viêm họng có điều kiện phát triển. Dùng lá hẹ tươi là biện pháp được nhiều người áp dụng nhằm làm giảm ho, giảm đau hát cổ họng.

Lá hẹ tươi tính ấm, vị cay ngọt và có công dụng ôn trung, kháng khuẩn, tiêu đờm, trợ khí có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng viêm họng.

Cây rau hẹ còn có tên gọi khác là cửu thái, nén tàu, hom xe lép (Thái), phắc kép (Tày). Tên khoa học của cây hẹ là Allium odorum L., thuộc họ hành Liliaceae.

Cây rau hẹ là cây thảo có thân hành, nhóm thành túm, hình nón gần như dạng trụ. Thân mọc đứng hình trụ hoặc có góc ở ngọn, mang lá ở gốc, cao 15-30cm. Lá hẹp, dài, dày, phiến lá dài 10-25cm, rộng 1,5-8mm, đầu nhọn.

Cụm hoa dạng tán, mọc trên một gọng dài từ gốc lên. Hoa màu trắng, bầu gần hình cầu, vòi nhị ngắn. Quả nang hình trái xoan ngược, chia ra 3 mảnh. Hạt nhỏ màu đen. Cây trồng lấy lá làm rau ăn gia vị. Hoa cũng ăn được. Lá, thân và hạt đều dùng làm thuốc.

7 cách dùng lá hẹ tươi giảm triệu chứng ho, viêm họng - Ảnh 1.

Cây hẹ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Tác dụng của cây hẹ đối với sức khỏe

5 loại gia vị thảo mộc giúp bảo vệ sức khỏe tốt nhất khi thời tiết thay đổi thất thường

1. Bài thuốc lá hẹ tươi giảm ho, giảm viêm họng

Các bài thuốc từ lá hẹ tươi có thể được sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.

1.1. Uống nước lá hẹ tươi có tốt không?

- Chuẩn bị: Lá hẹ tươi 1 nắm vừa đủ.

- Cách thực hiện: Lá hẹ tươi rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố, thêm nước ấm, lọc lấy nước cốt. Chia nước lá hẹ thành 2-3 phần, uống trong ngày, bảo quản trong tủ lạnh.

1.2. Lá hẹ hươi chưng đường phèn

- Chuẩn bị: Lá hẹ tươi 100g, đường phèn vừa đủ.

- Cách thực hiện: Lá hẹ tươi rửa sạch, cắt nhỏ. Đường phèn giã nhỏ. Cho hai nguyên liệu vào chén hoặc bát sạch, hấp cách thủy trong 30 phút. Chia lá hẹ chưng đường phèn thành 2 phần, ăn trong ngày.

1.3. Cháo lá hẹ tươi

- Chuẩn bị: Lá hẹ tươi 100g, gạo tẻ 50g.

- Cách thực hiện: Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Gạo nấu thành cháo, nêm gia vị vừa ăn, cho lá hẹ vào, nấu thêm khoảng 2 phút.

Cháo lá hẹ có tác dụng xoa dịu cổ họng, giảm đau rát họng.

1.4. Lá hẹ tươi hấp gừng

- Chuẩn bị: Lá hẹ tươi 250g, gừng tươi 25g.

- Cách thực hiện: Lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ. Gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng. Cho nguyên liệu vào chén hoặc bát, bạn có thể thêm chút đường cho dễ dùng, rồi hấp cách thủy 30 phút. Liệu trình 5 ngày.

1.5. Lá hẹ tươi hấp gừng giảm triệu chứng viêm họng

- Chuẩn bị: Lá hẹ tươi 15g, hoa đu đủ đực 15g, hạt chanh 10g.

- Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên đem xay nhuyễn, hấp chín. Để dễ uống, bạn có thể cho thêm đường khi hấp. Uống hỗn hợp mỗi ngày 3 lần.

7 cách dùng lá hẹ tươi giảm triệu chứng ho, viêm họng - Ảnh 3.

Lá hẹ tươi giảm ho và viêm họng (Ảnh: Internet)

1.6. Lá hẹ tươi kết hợp nghệ và chanh

- Chuẩn bị: Lá hẹ tươi 100g, củ nghệ 20g, chanh 1 quả, đường phèn vừa đủ.

- Cách thực hiện: Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc ngắn. Nghệ nướng chín, bỏ vỏ, giã nát. Chanh cắt thành từng lát mỏng. Cho 3 nguyên liệu hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước uống 2 lần/ngày trước khi ăn.

Lá hẹ tươi cắt khúc hấp với nghệ và chanh giảm ho, đau họng.

1.7. Chườm lá hẹ tươi vùng họng

- Chuẩn bị: Lá hẹ tươi 1 nắm

- Cách thực hiện: Lá hẹ tươi rửa sạch, hơ nóng và áp trực tiếp lên vùng cổ. Cần chú ý lá hẹ không quá nóng để tránh bị bỏng. Khi lá hẹ nguội có thể thay bằng lá hẹ khác và làm liên tục trong vòng 15 phút giúp giảm đau họng, tan đờm.

Để tình trạng viêm họng nhanh chóng được cải thiện, bên cạnh việc dùng lá hẹ tươi, người bệnh cần kết hợp:

- Một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày

- Không uống nước đá, ăn thức ăn lạnh khi bị viêm họng

- Khi thời tiết lạnh cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng ngực, cổ họng.

7 cách dùng lá hẹ tươi giảm triệu chứng ho, viêm họng - Ảnh 4.

Món trứng rán lá hẹ thơm ngon (Ảnh: Internet)

2. Các bài thuốc chữa bệnh khác từ cây hẹ

- Lá hẹ trị cơn suyễn nguy cấp: Lá hẹ 1 nắm, khoảng 100g, rửa sạch, thêm một chút nước, đun chín trong 5 phút rồi chắt lấy khoảng 100ml nước hẹ. Uống ngay nước hẹ này có thể hạ cơn hen.

- Chữa bệnh phụ nữ (Phụ nữ đến kỳ kinh mà không hành kinh, khí nghịch, đưa máu ngược lên sinh thổ huyết, hoặc bị thương ứ máu, đái ra máu, chảy máu cam): Toàn cây hẹ 100g, đồng tiện (nước tiểu của trẻ em, thường là của bé trai dưới 12 tuổi, khỏe mạnh) vừa đủ. Giã nhuyễn toàn cây hẹ, vắt lấy nước cốt, hòa đồng tiện uống.

- Sau đẻ lên cơn co giật, nôn ra nước xanh: Lá hẹ 1 nắm, nước cốt gừng. Giã nhuyễn lá hẹ, vắt lấy nước cốt, hòa nước cốt gừng uống.

- Chữa bụng dưới đau nhói hoặc ngộ độc thức ăn: Lá hẹ lượng tùy dùng, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt uống (nên uống nhiều).

- Trị tinh yếu do hư lao: Cửu thái tử (hạt hẹ) 16g, phúc bồn tử 24g, xà sàng tử 6g, thỏ ty tử 24g, phá cố tử 6g, kim anh tử 16g, thạch liên tử 16g, câu kỷ tử 24g, ngũ vị tử 6g, dâm dương hoắc 24g, hoài sơn 48g, thục địa 48g. Sắc uống 01 thang/ngày, chia 03 lần. Liệu trình 15 ngày, nghỉ 03 ngày, uống tiếp 02 liệu trình nữa.

- Chữa bệnh cường trung, ngọc hành cứng trơ, mà tinh tự chảy ra: Hạt hẹ 6g, phá cố chỉ 6g. Sắc uống.

- Tẩy giun kim: Rễ hẹ tùy dùng, sắc uống.

- Chữa bạch đới ở phụ nữ và viêm tiền liệt tuyến ở nam giới: Hạt hẹ (cửu thái tử) lượng tùy dùng, sắc uống.

3. Lưu ý khi sử dụng lá hẹ tươi trị viêm họng

- Không thay thế biện pháp điều trị được bác sĩ chỉ định

Lá hẹ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng viêm họng, không có hiệu quả ngay nên người bệnh cần duy trì tuân thủ chỉ định của bác sĩ, nhất là các trường hợp ho liên tục, ho nhiều, khó thở, mất ngủ, sốt cao…

- Sử dụng ngay khi cơn ho mới chớm

Để đạt hiệu quả, nên sử dụng lá hẹ tươi ngay từ khi cơn ho xuất hiện.

- Ai không nên ăn lá hẹ tươi?

Lá hẹ có tính nhiệt, vị cay, người có thể âm suy hoặc bốc hỏa không nên dùng. Người có cơ địa dị ứng với hành lá, hành tây cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng lá hẹ tươi hỗ trợ trị viêm họng.

Không nên sử dụng lá hẹ tươi liều lượng lớn một lúc do hẹ chứa nhiều chất xơ, có thể gây cảm giác bụng ậm ạch.


Tác giả: SK