6 Sai lầm thường xuyên mắc phải khi uống thuốc kháng sinh

6 Sai lầm thường xuyên mắc phải khi uống thuốc kháng sinh
Kháng sinh có 2 mặt vừa tích cực vừa tiêu cực. Nếu bạn uống thuốc kháng sinh không đúng cách, chúng sẽ gây ra những hậu quả chết người. Dưới đây là một số những sai lầm thường xuyên mắc phải khi dùng thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng sinh là hợp chất hóa học có tác dụng giúp kìm hãm hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tùy vào loại thuốc kháng sinh khác nhau, chúng có hiệu quả khác nhau, chúng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người và mức độ thuốc được hấp thụ vào máu.

Ảnh 1.

kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn trong cơ thể (Ảnh: internet)

Bên cạnh tác dụng tích cực là tiệu diệt là các loại vi khuẩn có hại cho cơ thể thì thuốc kháng sinh cũng có mặt tiêu cực là đồng thời chúng cũng tiêu diệt luôn các lợi khuẩn của đường ruột. 

Vì vậy, khi uống thuốc kháng sinh cần phải lưu ý những điểm sau để tránh mắc các sai lầm đáng tiếc.

1. Ngưng uống thuốc kháng sinh khi bệnh có dấu hiệu tốt hơn

Khi sử dụng thuốc kháng sinh, bác sỹ thông thường sẽ kê theo liều dùng nhất định. Mặc dù khi chưa dùng hết liều lượng nhưng bạn đã cảm thấy khá hơn thì tốt hơn hết nên ngừng sử dụng thuốc kháng sinh để bảo vệ cơ thể.

Lưu ý với bạn nếu như trong tình trạng  chưa dùng đủ liều lượng được kê, vi khuẩn chưa được diệt trừ hoàn toàn, nếu ngưng thuốc giữa chừng có thể khiến bệnh bị tái phát hoặc nhờn thuốc. 

2. Dùng thuốc kháng sinh mà không theo chỉ định

Sai lầm thường xuyên mắc phải khi sử dụng khác sinh là tình trạng khi bạn mắc bệnh dù chưa hề có đơn chỉ định hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ mà vẫn tự ý ra hiệu thuốc mua về uống. 

Có những trường hợp bạn bị bệnh như nhiễm virus thì việc sử dụng kháng sinh không hề có hiệu quả, hoặc căn bệnh mà bạn bị có thể không cần dùng đến thuốc kháng sinh nhưng bạn vẫn dùng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn như ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan, thận, khiến bạn mệt mỏi, ăn uống kém...

3. Cho rằng uống càng nhiều thì càng nhanh khỏi bệnh

Ảnh 2.

Dùng quá liều lượng kháng sinh sé gây hại cho cơ thể( Ảnh : internet)

Một sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải đó là nghĩ rằng uống thuốc kháng sinh liều cao sẽ giúp bệnh khỏi nhanh hơn. 

Nhưng thực tế, khi sử dụng liều thuốc vượt quá mức cho phép và kết hợp với các loại thuốc không phù hợp khác có thể gây phản tác dụng như bị dị ứng, mguy hiểm hơn  là gây tử vong do sốc phản vệ.

4. Đổi thuốc lung tung nếu bệnh không thuyên giảm

Khi sử dụng thuốc, dù là bất kỳ loại thuốc nào chúng cũng  cần có thời gian nhất định để phát huy tác dụng, nó phụ thuốc vào từng loại thuốc và cơ thể của mỗi người mà có tác dụng nhanh hay chậm. 

Nhiều người chỉ dùng thuốc trong thời gian ngắn mà thấy bệnh chưa thuyên giảm đã cho rằng thuốc không có tác dụng mà đã thay đổi thuốc lung tung dẫn đến nhờn thuốc và gây hại đối với cơ thể.

5. Bẻ nhỏ viên thuốc để dễ uống

Ảnh 3.

Sai lầm thường mắc phải khi uống thuốc kháng sinh (Ảnh : internet)

Bẻ thuốc cho dễ uống rất phổ biến bởi nhiều nhiều người không thể uống viên thuốc to hoặc là trẻ em chưa có khả năng uống thuốc viên. 

Tuy nhiên, đối với một số loại thuốc chúng có tác dụng kéo dài, thuốc được bao bọc bởi lớp vỏ tan chậm nhằm đáp ứng yêu cầu giải phóng từ từ. 

Khi bạn bẻ nhỏ viên thuốc ra, lóp vỏ bị phá vỡ có thể sẽ khiến cho cơ thể đột nhiên nhận một lượng thuốc lớn sẽ gây ra hiện tượng sốc thuốc hoặc dị ứng.

6. Không cho bác sĩ biết loại thuốc bạn đang dùng

Chúng ta hay có thói quen khi bị bệnh là tự đi mua thuốc uống, khi bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mới đi khám bác sĩ.  

Bạn nghĩ rằng việc thông báo với bác sĩ loại thuốc bạn đã dùng đặc biệt là uống thuốc kháng sinh là không cần thiết khi bác sĩ kê đơn thuốc mới. 

Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi những loại thuốc bạn đã dùng có thể sẽ tương tác với thuốc mới gây nên tác dụng phụ và gây nguy hiểm cho cơ thể.

Trước khi uống thuốc kháng sinh hay bất kì loại thuốc gì bạn đều nên đi khám để nhận được sự tư vấn chính xác của bác sĩ, tránh tình trạng sử dụng sai thuốc, bệnh không những không khỏi mà còn gây hại cho cơ thể.

Tổng hợp

Tác giả: Trương Xuân