5 yếu tố chẳng ngờ làm tăng nguy cơ viêm khớp

5 yếu tố chẳng ngờ làm tăng nguy cơ viêm khớp
Viêm khớp ngày càng có xu hướng trẻ hóa, thậm chí ngay cả trẻ em, thanh thiếu niên cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Dưới đây là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp bạn cần chú ý.

Viêm xương khớp là bệnh mà các khớp trở nên đau cứng, thường gặp ở các khớp gối, khớp háng và xương sống. Trong một số trường hợp khớp tay cũng có thể xuất hiện triệu chứng này. Viêm xương khớp do thoái hóa không thể chữa trị được vì thế để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh bạn cần tìm hiểu kĩ hơn về những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh và chế độ dinh dưỡng cho người viêm xương khớp.

1. Tiền sử viêm khớp

Viêm khớp là căn bệnh khá phổ biến ở những người cao tuổi, nhất là những người bị loãng xương hoặc mắc bệnh thoái hóa khớp. Điều đó không có nghĩa là những người trẻ tuổi không mắc phải căn bệnh này. Theo nhiều thống kê cho thấy, bệnh viêm khớp đang dần tấn công vào các đối tượng trẻ tuổi, thường xuyên làm việc nặng hoặc mang vác các đồ vật không đúng tư thế. Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau nhức, khó chịu ở các khớp. Nếu không có phương pháp can thiệp kịp thời, bệnh sẽ rất dễ gây ra những biến chứng phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân.

5 yếu tố chẳng ngờ làm tăng nguy cơ viêm khớp - Ảnh 1.

Nếu bố hoặc mẹ bạn bị viêm khớp và than phiền về việc thường xuyên bị đau khớp, bạn nên kiểm tra mật độ xương hoặc làm xét nghiệm máu đơn giản. Tiền sử gia đình bị viêm khớp có thể khiến ngay cả người trẻ cũng có nguy cơ bị viêm khớp.

Có nhiều yếu tố di truyền và môi trường khiến một người dễ bị viêm khớp dạng thấp, một tình trạng mạn tính khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công màng và sụn của các khớp. Vì vậy, nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh, hãy lên kế hoạch với bác sĩ để phòng bệnh.

2. Thừa cân

Nói đến thừa cân, béo phì là nói đến thừa khối mỡ. Mỡ rải đều toàn thân, tích lũy ở bụng, mông, đùi, dưới cằm… thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa, dù chưa đến tuổi ba mươi.

Khung xương của chúng ta được thiết kế như hệ thống cột kèo trong một ngôi nhà, có 2 cột quan trọng là 2 chân. Khả năng chịu lực của hệ thống xương – cơ – dây chằng vừa đủ với một người có trọng lượng bình thường. Nay các gia đình kinh tế khá giả chọn toàn món ngon, đồ bổ để thưởng thức, dẫn tới năng lượng ăn vào thừa thãi được dự trữ theo kiểu "của để dành" dưới dạng mỡ. Cơ thể buộc phải phình ra và khung xương quá tải.

5 yếu tố chẳng ngờ làm tăng nguy cơ viêm khớp - Ảnh 2.

Sự quá tải này ép vào khớp gối, khớp háng và cột sống khiến sụn các khớp nơi đây bị bào mòn và ngày một tổn thương. Tình trạng này cộng với quá trình lão hóa sớm ở người thừa cân làm sụn khớp thoái hóa gây đau. Nếu ai đã từng đứng lên cân sức khỏe thấy khối mỡ tăng thì tuổi sinh học tăng theo và tình trạng đau khớp luôn tỷ lệ thuận với lượng mỡ đang nằm nơi "các cơ quan đoàn thể" của bạn. Người thừa cân, béo phì thường đi đứng chậm chạp, ít muốn hoạt động và nếu tham gia môn thể dục thì mau mệt, hay than đau chân là vì vậy.

Về lâu về dài nếu không quan tâm chữa trị thì bệnh lý tiếp theo là trượt điểm cốt hóa trên đầu xương đùi gây ra đau và thoái hóa khớp háng ở người trẻ. Lúc này chỉ còn cách là thay khớp háng.

3. Cứng khớp buổi sáng

Cứng khớp buổi sáng là một biểu hiện khó chịu thường gặp nhất của các bệnh nhân đau cơ mạn tính, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp và những người có cơ thể không kịp phục hồi sau một ngày hoạt động nhiều và liên tục. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp là 0,5% trong nhân dân và chiếm 20% các loại bệnh khớp nằm điều trị tại bệnh viện.

Cứng khớp khi thức dậy vào buổi sáng là biểu hiện thường gặp của các bệnh liên quan viêm khớp. Khớp và cơ bắp rất đau khi thực hiện các vận động khớp đầu tiên khiến bạn cảm thấy khó khăn và muốn nằm nán lại trên giường. Cứng khớp buổi sáng có thể đi kèm với đau khớp, gây khó khăn trong sinh hoạt và thực hiện các công việc thường ngày.

5 yếu tố chẳng ngờ làm tăng nguy cơ viêm khớp - Ảnh 3.

Nếu bạn bị đau khớp và cơ và nó khiến bạn bị bất động trong vài phút đầu tiên sau khi thức dậy, hãy lưu ý tới tình trạng này. Cứng khớp buổi sáng khá phổ biến. Nó có thể cũng xảy ra khi bạn ngồi bắt chéo chân quá lâu. Đau thậm chí sau khi ngồi quá lâu trên một chiếc ghế hoặc nằm cũng là một dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị cứng cơ, bạn cần kiểm tra máu và chụp xquang để xác định tình trạng các khớp và xem có phải bị viêm khớp hay không. Đôi khi, tình trạng này cũng có thể do thiếu vitamin B3.

4. Đau ở khớp

Bệnh đau khớp là hậu quả của quá trình viêm khớp, thoái hóa khớp làm cho các sụn khớp bị ăn mòn. Bệnh nhân bị đau khớp sẽ cảm thấy đau nhức ở các khớp hay cử động như là ở khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai…Đôi khi các khớp còn bị sưng, phát ra tiếng kêu, hạn chế khi vận động, nhất là vào buổi sáng.

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động.

5 yếu tố chẳng ngờ làm tăng nguy cơ viêm khớp - Ảnh 4.

Khi tuổi càng cao thì các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động).

Những người lao động nặng về thể chất lúc còn trẻ, bị tai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hoặc thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tình trạng đau khớp.

5. Mệt mỏi

Mệt mỏi cùng với sốt hoặc đau ở các mô không phải khớp có thể cũng là dấu hiệu của viêm khớp và bạn thường nhầm lẫn với cúm. Đặc điểm của các bệnh này, kháng thể chống lại chính cơ thể. Sự tấn công của hệ miễn dịch gây suy kiệt năng lượng cơ thể. Bệnh về khớp gồm viêm khớp, thấp khớp, luput, sừng hóa da. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, hãy đi kiểm tra xương để đánh giá cùng với kiểm tra sức khỏe tổng thể.


Tổng hợp

Tác giả: Tuệ Nghi