5 căn bệnh phổ biến dễ bị nhầm lẫn với viêm mũi dị ứng

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
5 căn bệnh phổ biến dễ bị nhầm lẫn với viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng có xu hướng ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng đến người mắc bệnh nếu không được điều trị và kiểm soát thích hợp. Cùng tìm hiểu những sai lầm phổ biến nhất về viêm mũi dị ứng để quản lý bệnh hiệu quả hơn.

1. Viêm mũi dị ứng là không phổ biến

Viêm mũi dị ứng thực sự rất phổ biến. Theo thống kê, cứ trong 5 người (cả người lớn và trẻ em) thì có 1 người bị viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng phổ biến nhất ở lứa tuổi từ 4 đến 17 tuổi.

Có hai loại viêm mũi dị ứng là lâu năm và theo mùa. Viêm mũi dị ứng lâu năm xảy ra quanh năm và thường được gây ra bởi ve bụi, nấm mốc, bụi, lông thú cưng và dị ứng thực phẩm. Viêm mũi dị ứng theo mùa thường phụ thuộc vào mùa phát sinh tác nhân gây dị ứng (ví dụ mùa xuân và mùa thu là mùa phấn hoa).

2. Các căn bệnh thường bị nhầm lẫn với viêm mũi dị ứng là gì?

- Cảm cúm

- Viêm xoang

- Hen phế quản

- Viêm mũi không do dị ứng

Mặc dù các căn bệnh trên có chung một số triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, nhưng chúng là các căn bệnh có nguyên nhân và phương pháp điều trị khác nhau. Do vậy, bệnh nhân cần đến bác sĩ để được thăm khám và xác định bệnh lý chính xác mới đưa ra được hướng điều trị hiệu quả.

3. Viêm mũi dị ứng là căn bệnh không nguy hiểm

Viêm mũi dị ứng giai đoạn mới đúng là không gây nguy hiểm cho tính mạng, nó chỉ mang lại một số triệu chứng phiền phức và khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, viêm mũi dị ứng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân.

Các bác sĩ cho biết, viêm mũi dị ứng kéo dài có thể biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm như viêm tai giữa, hen suyễn, và viêm xoang.

Mặt khác, viêm mũi dị ứng khiến người bệnh cảm thấy khó thở, gây mất ngủ hoặc giấc ngủ kém chất lượng, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc trong ngày hôm sau. Đây là lý do khiến các trẻ em bị viêm mũi dị ứng thường khó tập trung, có kết quả học tập kém, ít tham gia các hoạt động thể thao.

4. Triệu chứng nặng hơn chứng tỏ cơ thể đã nhờn thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamine giúp ngăn cơ thể xảy ra các phản ứng dị ứng. Khi các triệu chứng giảm, nhiều người cho rằng đó là do thuốc hoạt động tốt. Và khi triệu chứng nặng thêm, họ nghĩ rằng do thuốc đã mất tác dụng, cơ thể đã nhờn thuốc. Điều này có thể đúng, nhưng cũng có thể triệu chứng nặng hơn là do nguyên nhân khác. Ví dụ như do bạn tiếp xúc với chất dị ứng nồng độ cao hơn, hoặc do tiếp xúc với chất dị ứng mới.

Điều này có nghĩa là các loại thuốc bạn đang sử dụng không có đủ tác dụng với các tác nhân gây dị ứng mới. Do đó, khi cảm thấy các triệu chứng viêm mũi dị ứng ngày càng tồi tệ hơn dù đã qua điều trị, hãy đến bác sĩ thăm khám để được tìm rõ nguyên nhân.

5. Thuốc kháng histamine giống như thuốc thông mũi

Mặc dù cả hai loại thuốc này đều là phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng, nhưng chúng giúp giảm các triệu chứng theo cách khác nhau.

Thuốc kháng histamine nhắm mục tiêu là histamine, một chất mà cơ thể bạn tạo khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Như vậy, nó giúp ngăn ngừa ngứa, hắt hơi và chảy nước mũi. Trong khi đó, thuốc thông mũi làm giảm lượng chất nhầy trong niêm mạc mũi, giúp làm giảm nghẹt mũi và sưng mũi.

Vì các thuốc đều có tác dụng giảm triệu chứng, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn nên càng làm tăng nguy cơ tự điều trị không đúng cách. Đặc biệt là thuốc điều trị viêm mũi dị ứng có nhiều loại chỉ nên dùng ngắn hạn (thường là không sử dụng quá 5 ngày), nên việc tự điều trị càng nguy hiểm. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng bất cứ loạn thuốc điều trị viêm mũi dị ứng nào.

Nguồn dịch: https://doctoranywhere.com/blog/-/blogs/5-myths-about-your-child-s-allergic-rhinitis-busted


Tác giả: Mai Nhung