5 bước tập ăn dặm cho trẻ đúng chuẩn

5 bước tập ăn dặm cho trẻ đúng chuẩn
Giai đoạn tập ăn dặm cho trẻ có thể gây ra rất nhiều những khó khăn như bé không chịu ăn hay phản ứng với thức ăn. Hãy bỏ túi ngay 5 bước tập cho trẻ ăn dặm đúng chuẩn dưới đây bố mẹ nhé!

Giai đoạn chuyển từ sữa mẹ sang những món ăn mới lạ chắc chắn sẽ là một điều rất thú vị với các bé. Bố mẹ cũng cần chuẩn bị rất nhiều kiến thức để giúp con ăn dặm ngon miệng và khỏe mạnh.

Tuy nhiên, giai đoạn tập ăn dặm cho trẻ cũng gây ra rất nhiều những khó khăn như bé không chịu ăn hay phản ứng với thức ăn. Hãy bỏ túi ngay 5 bước tập cho trẻ ăn dặm đúng chuẩn dưới đây bố mẹ nhé!

1. Quan sát sự sẵn sàng của bé với việc ăn dặm

Hầu hết chúng ta đều cho trẻ ăn dặm khi bé đủ 6 tháng, đây cũng là khuyến cáo được các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi đứa trẻ đều giống nhau. Thời điểm tập ăn dặm cho trẻ chính xác nhất là phụ thuộc vào sự sẵn sàng ăn dặm của bé. Mẹ có thể chú ý đến các dấu hiệu dưới đây để biết bé đã sẵn sàng chào đón các loại thức ăn mới ngoài sữa mẹ chưa như sau:

- Bé nắm những thứ xung quanh cho vào miệng

- Bé hào hứng với các món mọi người xung quanh đang ăn

- Khi đưa thìa vào miệng bé không đầy ra

- Bé ngồi yên trên ghế cho mẹ bón mà không khóc quấy, đòi ra ngoài.

- Cân nặng của bé gấp đôi khi mới sinh.

2. Tập ăn dặm cho trẻ bằng ngũ cốc mềm mịn

Thức ăn lần đầu tiên bé tiếp xúc ngoài sữa mẹ cần gần giống với sữa mẹ để tránh hiện tượng bé phản ứng với thức ăn hoặc không ăn. Mẹ nên chọn các bột ăn dặm thơm, ngọt, dễ tiêu, pha loãng hoặc có thể pha một chút bột với loại sữa công thức mà trẻ vẫn uống.

Ảnh 2.

Bắt đầu tập ăn dặm cho trẻ với ngũ cốc mềm mịn (Ảnh: Internet)

3. Để bé thoải mái và chủ động với thức ăn

Việc trẻ có thích ăn dặm, hào hứng với các bữa ăn sau này hay không phụ thuộc rất nhiều vào những bữa ăn đầu tiên. Mẹ phải để bé thực sự thoải mái đón nhận thức ăn theo nhu cầu và mong muốn của bé, tuyệt đối không ép bé ăn. Mẹ chỉ nên cho bé một chút lại miệng để bé ngửi mùi vị và bắt đầu tiếp cận nhấm nháp.

Mẹ cũng có thể kích thích mong muốn được ăn của bé bằng cách dụ thức ăn đến gần miệng rồi bỏ ra. Điều này sẽ khiến bé có phản xạ lấy được thức ăn đó và hào hứng hơn khi ăn.

Ảnh 3.

Hãy để bé sẵn sàng và hào hứng khi ăn (Ảnh: Internet)

Bố mẹ tuyệt đối không sử dụng các đồ điện tử để làm bé mất tập trung và ăn nhiều hơn. Cách này không những không tốt cho dạ dày mà có thể khiến bé không chịu ăn khi không có đồ điện tử để bên cạnh. Hãy tập cho bé tập trung khi ăn ngay từ khi chỉ ăn dặm.

4. Đánh giá tỉ lệ phù hợp khi tập ăn dặm cho trẻ

Để xác định đâu là lượng ăn phù hợp cho con, mẹ nên bắt đầu từng chút một, có thể tăng, giảm qua mỗi bữa để xác định tỉ lệ, lượng phù hợp nhất cho bé.

5. Tạm dừng nếu trẻ chưa sẵn sàng ăn dặm

Ảnh 4.

Không ép trẻ ăn nếu trẻ chưa sẵn sàng (Ảnh: Internet)

Mẹ nên chấp nhận việc nhiều bé không muốn ăn dặm. Khi này, hãy bình tĩnh và tạm dừng việc ăn dặm đến khi bé thực sự hứng thú. Tuyệt đối không ép con hay dùng các phương pháp làm con sao nhãng để bón nhiều nhất có thể. Chỉ khi bé thực sự sẵn sàng thì chuyện ăn dặm mới có thể diễn ra thành công.

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên