4 sai lầm nghiêm trọng ai cũng gặp phải khi điều trị sỏi thận

Tham vấn chuyên môn: -
4 sai lầm nghiêm trọng ai cũng gặp phải khi điều trị sỏi thận
Lạm dụng thuốc nam hay chủ quan không điều trị, đợi đến khi sỏi to rồi phẫu thuật là những sai lầm thường gặp khi điều trị sỏi thận và có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

Nhiều người bị sỏi thận, sỏi mật thường lạm dụng thuốc lợi tiểu hay chỉ đi khám chữa khi sỏi to là những sai lầm gây khó khăn cho việc điều trị.  

Sỏi là một bệnh lý tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây đau đớn và ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn theo chỉ định bác sĩ, đồng thời có phác đồ điều trị phù hợp.

Mặc dù là bệnh lý thường gặp, tuy nhiên nhiều bệnh nhân lại không am hiểu những quy tắc điều trị, lạm dụng thuốc dân gian...khiến bệnh ngày càng nặng hơn. 

Dưới đây là 4 sai lầm khi điều trị sỏi thận:

1. Ít ăn mặn thì không bị sỏi

Sỏi tiết niệu dễ hình thành nếu người bệnh ăn quá mặn. Tuy nhiên, sỏi vẫn xuất hiện nếu bạn giữ thói quen ít uống nước, lười vận động hay do bẩm sinh nước tiểu không trung hòa được các tinh thể khoáng cặn. Đây là sai lầm khi điều trị sỏi thận đầu tiên.

Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, làm cho mật dễ lắng xuống và tạo thành sỏi.

2. Sử dụng bài thuốc dân gian

Thực tế, nhiều bài thuốc dân gian có thể điều trị sỏi thận, sỏi mật, tuy nhiên, thuốc nam chỉ có thể giúp bài thải cặn sỏi chứ không có tác dụng làm tan sỏi lớn. Nếu bệnh nhân bị sỏi to, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì nên đi khám tại bệnh viện. Bài thuốc dân gian thực chất chỉ có tác dụng lợi tiểu và vô hiệu trước khối sỏi lớn.

Ngoài việc điều trị chuyên khoa, thuốc nam, một số đông dược như kiêm tiền thảo được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, cây thuốc này chỉ có tác dụng ức chế hình thành sỏi, giảm đau, kháng viêm ở mức độ vừa phải. Chính vì vậy, lời khuyên tốt nhất là nên kết hợp các phương pháp điều trị khác để có hiệu quả cao.

Ảnh 2.

Đối với trường hợp sỏi có kích thước nhỏ (dưới 10mm), người bệnh có thể điều trị sỏi thận bằng các phương pháp nội khoa, sử dụng các dược liệu an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu kích thước sỏi lớn, bác sĩ thường chỉ định các phương pháp hiện đại như mổ nội soi, tán sỏi. Ngoài ra, cần kết hợp uống thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ điều trị.

Khi có những triệu chứng như đau sườn đau lưng tăng dần, đau bụng co thắt, tiết dắt, tiểu máu... hay những dấu hiệu của bệnh sỏi thận, người bệnh cần đi khám chuyên khoa tiết niệu ngay trước khi để bệnh trở nặng. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị gây tổn thương đến gan và thận.

3. Chỉ tán khi sỏi to

Tâm lý người Việt Nam thường là vây, "mất bò mới lo làm chuồng". Nhiều người chủ quan đợi sỏi to rồi đi điều trị sỏi thận, tán sỏi một thể, ỷ lại vào tiểu phẫu tán sỏi. Tuy nhiên, nguy cơ biến chứng sẽ rất cao nếu như kích thước sỏi lớn, chưa nói đến chi phí lớn.

4. Sỏi không tái phát sau khi tán

Khi bị sỏi thận, viên sỏi lớn sẽ làm tắc nghẽn đường tiết niệu, khi tiểu tiện khiến sỏi cọ xát vào một số bộ phận trên đường tiết niệu gây xuất huyết, suy thận cấp tính và mãn tính kết hợp với viêm nhiễm.

Phương pháp điều trị sỏi thận bằng tán sỏi chỉ đặc trị những viên sỏi lớn, chứ không ngăn cản quá trình hình thành sỏi về sau. Để tránh tái phát, bệnh nhân cần phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống, hạn chế ăn mặn và chất béo giàu cholesterol, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên...

Tác giả: MN