4 loại giun sán trong ruột thường gặp

4 loại giun sán trong ruột thường gặp
Giun sán trong ruột là một loại bệnh ký sinh trùng nguy hiểm khiến nhiều người lo lắng. Hiện nay 4 loại giun sán trong ruột thường gặp nhất đó là...

1. Giun đũa

Giun đũa là loại giun sán trong ruột non, khi giun cái đẻ trứng, trứng sẽ theo đường đại tiện, ở trong phân và đi ra ngoài gây ra ô nhiễm môi trường nước, dính vào đất cát và bám vào tay người. Khi con người ăn phải trứng giun, chúng sẽ nở thành ấu trùng, bám theo các mô cơ di chuyển đến phổi, khí quản, rồi sau đó qua thực quản, đi xuống ruột và phát triển thành giun sán trong ruột non khi trưởng thành. 

4 loại giun sán trong ruột thường gặp - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Khi bị nhiễm giun đũa, trẻ thường có dấu hiệu đau bụng vùng quanh rốn, nặng hơn là nôn ra giun, đại tiện ra giun hoặc rối loạn tiêu hóa. Nếu để lâu không tẩy giun sán trong ruột, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm phát triển. Nếu quá nhiều giun sán trong ruột sẽ khiến tắc ruột, viêm ruột thừa hoặc thủng ruột, thậm chí giun đi vào gan mật gây ra bệnh viêm đường mật, hoặc chui vào ống mật gây bệnh áp-xe gan.

2. Giun móc

Giun móc đi vào cơ thể người ở dưới dạng ấu trùng, chúng chui trực tiếp qua da hoặc qua đường tiêu hóa. Giun móc thường trú ngụ ở đoạn ruột non trên, vòi bám vào niêm mạc ruột để hút máu. 

Đây là loại bệnh giun sán trong ruột gặp nhiều nhất ở nông thôn, những vùng con người thường xuyên tiếp xúc với đất cát, phân bón và có thói quen đi chân đất. Ấu trùng giun móc chui qua da khiến vùng cơ thể ấy phát ban, dị ứng và nổi các mụn nhỏ. Khi ấu trùng đi qua phổi khiến cơ thể người bệnh xuất hiện các cơn ho kéo dài, ngứa họng, viêm họng. 

4 loại giun sán trong ruột thường gặp - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Những người mắc bệnh giun móc thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau vùng thượng vị, quanh rốn âm ỉ và đau bụng cả lúc no lẫn lúc đói, táo bón thường xuyên, đi ngoài ra phân đen. Kèm theo đó là triệu chứng ù tai, chóng mặt, chán ăn, da xanh, thiếu máu nhược sắc.

Nếu không điều trị kịp thời, giun móc có thể gây thiếu máu nặng thậm chí tử vong do suy tim.

3. Giun tóc

Ấu trừng giun tóc thường có trong nước uống bị ô nhiễm, khi người ăn phải ấu trùng này, giun tóc sẽ thoát khỏi vỏ bọc bên ngoài, phát triển thành giun trưởng thành và trú ngụ trong ruột già. Chỉ khi nhiễm giun tóc ở mức độ nhiều, cơ thể người bệnh mới có các biểu hiện cụ thể như: đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Nếu nhiễm nặng sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột già gây hội chứng lỵ. Trẻ em bị giun tóc sẽ thường xuyên gặp phải những cơn đau bụng, mót rặn, đại tiện nhiều lần, phân có lẫn chất nhầy hoặc máu, nếu để lâu có thể gây ra trĩ sa trực tràng.

4 loại giun sán trong ruột thường gặp - Ảnh 3.

Ảnh: Internet

4. Giun kim

Con đường lây nhiễm trực tiếp của giun kim là từ hậu môn đến miệng, qua bàn tay, giường chiếu, quần áo, sofa nhiễm ấu trùng giun. Nếu trẻ mắc bệnh giun kim sẽ gây ra những cơn trằn trọc, đêm khó ngủ, thường xuyên quấy khóc do ngứa hậu môn. 

4 loại giun sán trong ruột thường gặp - Ảnh 4.

Ngứa hậu môn là biểu hiện cho thấy trẻ đang mắc bệnh giun kim (Ảnh: Intenret)

Nguyên nhân là do ban đêm giun kim di chuyển và đẻ trứng ở hậu môn gây ra các cơn ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, trẻ mắc giun kim còn bị rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, có thể lẫn máu hoặc chất nhầy. 

Nếu không điều trị kịp thời loại giun sán trong ruột này có thể gây xước hậu môn, dễ nhiễm khuẩn hậu môn hoặc viêm âm đạo đối với bé gái.

Theo Zing

Beautiful Content

Lorem Ipsum is simply dummy text of the printing and typesetting industry. Lorem Ipsum has been the industry standard dummy text ever since the 1500s.

Tác giả: Phương Thuận