Top 18 loại hoa quả tốt nhất cho người bị tiểu đường

Top 18 loại hoa quả tốt nhất cho người bị tiểu đường
Do phải kiểm soát lượng đường trong máu nên không phải loại hoa quả nào bệnh nhân đái tháo đường cũng có thể ăn được. Vậy trái cây cho người tiểu đường bao gồm những loại quả nào?

Tiểu đường là căn bệnh do quá trình trao đổi đường gluco trong cơ thể bị rối loạn. Đây là bệnh mãn tính thường gặp ở độ tuổi trung niên, khoảng 40 - 60 tuổi. 

Những loại hoa quả tốt cho người tiểu đường

Trái cây là nguồn cung cấp hàm lượng chất xơ lớn. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự hấp thu lượng đường trong máu và kiểm soát tình trạng bệnh của người tiểu đường. 

Một tác dụng khác của trái cây đối với người bị tiểu đường là giúp kiểm soát cân nặng, từ đó ngăn ngừa tiểu đường tiển triển ở người thừa cân béo phì. Nước và chất xơ trong trái cây cũng làm giảm nguy cơ đột quỵ và các vấn đề về tim mạch - vốn là những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. 

Khi lựa chọn trái cây cho người bị tiểu đường, cần lựa chọn những loại trái cây có chỉ số đường huyết (GI) tối đa là 69 và chỉ số GI càng thấp càng tốt. Chỉ số đường huyết (GI) biểu hiện khả năng tăng đường trong máu của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (ví dụ như bánh mỳ trắng). Chỉ số đường huyết (GI) được sắp xếp theo thứ tự bậc thang: Thấp (<55), vừa (56-69) và cao (>70). 

Dưới đây là những danh sách những loại hoa quả cho người tiểu đường. 

1.1. Bưởi đỏ - trái cây cho người tiểu đường

Bưởi là lựa chọn trái cây cho người tiểu đường lành mạnh nhất. Người bị tiểu đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.

1.2. Quả mâm xôi, quả việt quất

Các loại quả như mâm xôi, việt quất có chứa chất oxy hóa. Bên cạnh đó, trái cây cho người tiểu đường này có nhiều chất xơ, lượng tinh bộ thấp, thích hợp cho bệnh nhân đái tháo đường.

1.3. Dưa hấu

Dưa hấu rất giàu vitamin B và C, cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp nên là loại trái cây cho người tiểu đường được khuyên dùng. Tuy nhiên, bạn nên chú ý lượng đường hấp thụ vào cơ thể với loại trái cây này.

Ảnh 1.

1.4. Anh đào

Anh đào có đặc tính chống oxy hóa, cộng với ít hydrat-cacbon (phân tử đường trong trái cây) giữ cho mức đường huyết ổn định. Tuy nhiên, dù là trái cây cho người tiểu đường nhưng bạn cũng chỉ nên ăn tối đa 12 trái anh đào một ngày.

1.5. Đào

Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C, giàu kali, chất xơ nhưng chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

1.6. Mơ

Mơ là trái cây giàu vitamin A và chất xơ, lượng carb thấp, do đó mơ là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường

1.7. Táo

Táo chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời loại trái cây này chứa nhiều chất giúp giảm bớt lượng chất béo trong cơ thể. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.

1.8. Kiwi

Kiwi có chứa kali, chất xơ và vitamin C, đồng thời chứa tinh bột thấp cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường giúp hạ đường huyết trong máu.

1.9. Lê

Lê là loại trái cây bạn nên đưa vào thực đơn, chế độ ăn uống của mình do chúng chứa nhiều kali, chất xơ và ít đường.

1.10. Cam

Cam chứa hàm lượng vitamin C cao, giàu kali và hàm lượng carb thấp. Cam cũng được cho là một trong những loại trái cây cho người tiểu đường. 

Ảnh 3.

1.11. Đu đủ

Đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó nổ bật là bệnh tiểu đường. Bạn có thể chuẩn bị bữa sáng tuyệt vời với 2 miếng đu đủ, 1 hũ sữa chua không đường là đã cung cấp lượng cacbon-hydrate cho cả ngày.

1.12. Quả cóc

Cóc giúp giảm lượng đường trong máu, nhất là bệnh nhân tiểu đường tuýp II (loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra).

1.13. Quả bơ

Bơ cho món nướng, sa lát là món mà người tiểu đường có thể ăn được mỗi ngày.

1.14. Dâu tây

Không có gì tốt hơn là món dâu tây mỗi tối. Với một 1/4 cốc dâu dây, lượng cacbon-hydrate chỉ là 15g và có thể thay thế cho món kem hay sữa chua tráng miệng.

Ảnh 4.

1.15. Dưa lê

Dưa lê thích hợp làm món tráng miệng hoặc sử dụng cho bữa sáng, tuy nhiên người tiểu đường chỉ nên ăn một cốc nhỏ dưa lê cắt miếng.

1.16. Roi

Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Ngoài ra, roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bộ, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với bệnh nhân tiểu đường mà nó còn giúp bạn thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần.

1.17. Quả chà là

Quả chà màu nâu, có vị ngọt và là trái cây cho người tiểu đường. Chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại quả như nho, cam, bông cải xanh hay hạt tiêu.

1.18. Quả óc chó 

Khoảng 28 gram quả óc chó cung cấp 2g chất xơ và 2.6g ALA. Nhưng đồng thời sẽ cung cấp tới 185 calo, do đó hãy chú ý không nên ăn quá nhiều.

2. Người tiểu đường không nên ăn hoa quả gì?

Người bị tiểu đường không nên ăn những loại hoa quả có hàm lượng đường lớn vì chúng dễ làm tăng huyết áp, có hại cho người bệnh. Những loạihoa quả không tốt cho người bị tiểu đường gồm:

2.1. Xoài chín

Dù xoài là một loại trái cây có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, xoài chín lại chứa rất nhiều đường, do đó dễ khiến người bị tiểu đường tăng huyết áp. 

2.2. Nhãn, vải thiều

Đây là hai loại quả có hàm lượng đường cao và ít chất xơ. Vì vậy, người bị tiểu đường chỉ nên ăn từ 1-2 quả, cần ăn lúc quả còn tươi và tránh xa thời gian ăn bữa chính. 

2.3. Chuối chín

Chuối chín có hàm lượng đường rất cao nên người bị tiểu đường cần tránh xa loại quả này. 

2.4. Dứa chín

Dứa chín có hàm lượng đường không quá cao, tuy nhiên người bị tiểu đường cũng không nên ăn quá nhiều dứa chín. 

2.5. Mít, sầu riêng

Lượng đường trong mít và sầu riêng tương đương với lượng đường của 1 lon coca hoặc 1 bát cơm trắng. Vì vậy, người bị tiểu đường cũng không nên ăn 2 loại quả này. 

3. Một số lưu ý cho người bị tiểu đường khi ăn trái cây

Người bị tiểu đường nên ăn trái cây sau bữa ăn khoảng 2 tiếng để tránh làm gia tăng lượng đường trong máu. Thời gian lý tưởng để người tiểu đường ăn trái cây là khoảng 10 giờ sáng hoặc 15-16 giờ chiều. 

Bên cạnh đó, người bị tiểu đường cần lưu ý:

- Chỉ nên ăn tối đa trái cây 3 lần/ngày, mỗi lần ăn một lượng vừa phải

- Ăn trái cây cách xa các bữa chính

- Chỉ nên ăn trái cây tươi, không nên ăn các loại trái cây khô, đồ đóng hộp vì hàm lượng đường trong những loại trái cây nào thường cô đọng và cao hơn trong trái cây tươi

- Nên ăn trái cây tươi, hạn chế uống nước ép để tận dụng tốt nhất lượng chất xơ trong trái cây

- Không nên ăn một loại trái cây nhất định mà cần ăn đa dạng, xen kẽ các loại trái cây khác nhau để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất

Tác giả: Thu Hoa