10 cây thuốc nam chữa tiểu đường - ghi nhớ ngay kẻo muộn

10 cây thuốc nam chữa tiểu đường - ghi nhớ ngay kẻo muộn
Bên cạnh các loại thuốc được kê đơn từ bác sĩ, hiện nay trong Đông y còn lưu truyền một số cây thuốc nam chữa tiểu đường.

 

Ngày nay bệnh tiểu đường là căn bệnh phổ biến, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, mù lòa,...Bên cạnh các thuốc được kê đơn từ bác sĩ, trong Đông y lưu truyền một số cây thuốc nam trị tiểu đường hiệu quả.

1. Lá ổi chữa tiểu đường tuýp 2

Cây ổi là loại cây dân dã, dễ bắt gặp ở Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng biết đây chính là loại cây thuốc nam trị tiểu đường tuýp 2 hiệu quả,

Trong Đông y, quả ổi đã chính có tên Phiên Thạch Lựu, còn quả chưa chín có tên Phiên Thạch Lựu Can, lá ổi non gọi là Phiên Thạch Lựu Diệp, còn vỏ thân và vỏ rễ thì mang tên Phiên Thạch Lựu Bì.

Mỗi bộ phận trên cây ổi đều có thể dùng làm thuốc trị các loại bệnh khác nhau như: tiêu chảy, băng huyết, bệnh lỵ, đau răng,…

Riêng đối với bệnh nhân tiểu đường nên dùng ổi để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vì ổi có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu và ức chế sự tăng biến đột ngột mức đường của người dùng.

cay-thuoc-nam-tri-tieu-duong-1

Công thức sử dụng như sau:

- Cách 1: rửa sạch 250g quả ổi, thái miếng và ép lấy nước, rồi chia 2 lần sử dụng trong 1 ngày.

- Cách 2: gọt 150g vỏ quả ổi tươi ép lấy nước uống 1 lần/ ngày.

2. Chuối hột - cây thuốc nam trị tiểu đường

Chuối hột là loài cây dân giã, rất thường gặp ở nước ta. Cây mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều địa phương.

Cây cao 2-4m, có màu xanh, và phiến lá to. Buồng hoa nằm ngang, mo đỏ sẫm và không quấn lên. Quả có cạnh, thịt quả nạc và chứa nhiều hạt to.

Chuối hột có nhiều ứng dụng trong đời sống và y học.

cay-thuoc-nam-tri-tieu-duong-2

Theo Đông y, chuối hột có thể giải nhiều thứ độc, lương huyết, thoái nhiệt, giải phiền khát, lợi tiểu, tiêu cơm, làm hết đau bụng và có tính sát trùng. Đặc biệt, chuối hột còn được khuyên dùng đối với bệnh nhân tiểu đường.

Cách sử dụng chuối hột - cây thuốc nam trị tiểu đường như sau: chọn cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc. Lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau lấy nước tiết ra từ thân chuối để uống.

3. Húng quế

Cây húng quế thường được dùng làm rau trong các bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, loại cây quen thuộc này còn có khả năng điều trị các bệnh thông thường như: cảm cúm, mụn, bệnh viêm khớp, vẩy nến,…

Không những thế, cây húng quế còn được các bệnh nhân tiểu đường sử dụng để kiểm soát đường huyết.

cay-thuoc-nam-tri-tieu-duong-3

Cách dùng húng quế để cho bệnh nhân tiểu đường như sau:

- Cách 1: hàng ngày lấy húng quế rửa sạch, vò nát rồi luộc chín. Sau đó, để qua đêm để ăn.

- Cách 2: nhai sống vài lá húng quế trong ngày.

- Cách 3: rửa sạch rễ cây húng quế, phơi khô và đun uống hàng ngày, đặc biệt là vào sáng sớm giúp giảm đường huyết đáng kể.

Các bạn cũng cần lưu ý liều lượng sử dụng phù hợp, tránh làm tuột đường huyết quá mức sẽ gây choáng, ngất đột ngột. Gặp những trường hợp đang dùng thuốc hạ đường, cần thận trọng hơn khi dùng cây húng quế hỗ trợ.

4. Diệp Hạ Châu (cây chó đẻ)

Cây diệp hạ châu, hay thường gọi là cây chó đẻ, thường mọc hoang ở nhiều nơi ở nước ta. Đây là một trong những loại cây thuốc nam trị tiểu đường trong dân gian.

Theo Đông Y, diệp hạ châu có vị đắng, hơi ngọt và tính mát. Cây có tác dụng thanh can lương huyết, lợi tiểu, sát trùng và giải độc.

Bệnh nhân khi mắc bệnh tiểu đường thường bị đau gan, thận, gan nhiễm mỡ hay men gan tăng cao sau thời gian dài dùng thuốc tây. Cây diệp hạ châu sẽ giúp cơ thể người bệnh được thanh lọc độc tố, hóa dược và giúp gan, thận khỏe hơn.

cay-thuoc-nam-tri-tieu-duong-4_2

Dùng cây này hàng ngày còn giúp ổn định đường huyết và phòng tránh các biến chứng xảy ra.

Cách sử dụng cây diệp hạ châu chữa bệnh như sau: hàng ngày dùng khoảng 10-15g cùng với  10-15g cam thảo nấu nước uống.

Sau khi các biến chứng thuyên giảm, có thể giảm lượng uống xuống còn 5g mỗi ngày.

5. Mã Đề

Cây mã đề chỉ cao từ 15-20 cm, có thân ngắn và lá mọc thành cụm ở góc. Hoa nhỏ màu trắng, xếp thành bông dài và mọc đứng.

Cây thường mọc hoang ở hầu hết các tỉnh trong nước ta. Những nơi thường mọc là nơi sáng và ầm, các bãi đất, ruộng, ven đường,…

Hạt của cây mã đề có vị ngọt nhạt, nhớt, tính mát và có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.

cay-thuoc-nam-tri-tieu-duong-5

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường là kết hợp hạt mã đề cùng sơn dược, sinh địa, phụ tử, sơn thù du, trạch tả, quế, ngưu tất, mẫu đơn bì. Tất cả chế thành viên và uống mỗi ngày hoặc nấu với nước và uống.

Tuy chưa có kiểm định lâm sàng, nhưng nhiều người cho rằng chất nhầy trong hạt mã đề có tác dụng hạ đường trong máu và cholesterol.

6. Sa Kê

Cây sa kê xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Tây và được nhận định là cây thuốc nam trị tiểu đường cùng các căn bệnh khác. Nhiều bộ phận trên cây sa kê giàu dược tính nên thường được sử dụng làm thuốc.

Quả sa kê to như quả mít, mọc thành chùm và thường được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon, điển hình là món sa kê chiên giòn, cà ri hay được xay thành bột để để làm bánh.

cay-thuoc-nam-tri-tieu-duong-6

Theo Đông y, rễ sa kê có tính làm dịu, sát khuẩn, có thể trị những bệnh như ho, hen suyễn, rối loạn dạ dày, đau răng hay bệnh về da,…

Vỏ sa kê được cho là có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc nên thường dùng để trị ghẻ, còn nhựa cây được dùng để trị tiêu chảy, lị,…

Đặc biệt, lá sa kê có nhiều công dụng trị bệnh hơn hết như viêm gan, phù thũng, gút, sỏi thận, tăng huyết áp hay tiểu đường.

Cách dùng cây sa kể để dành cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 như sau: lấy 100g lá sa kê (tầm 2 lá) cùng 100g quả đậu bắp tươi, 50g lá ổi non cho vào nồi nấu lấy nước uống trong ngày.

7. Rau cần tây

Với chức năng ổn định đường huyết và hạ huyết áp, người ta cho rằng rau cần tây là loài cây chữa bệnh tiểu đường có công hiệu khả quan.

Cần tây có tuổi đời khoảng 2 năm, có thân mọc thẳng và có nhiều rãnh dọc, chia nhiều cành mọc đứng.

Theo Đông y, toàn thân cần tây có thể dùng làm thuốc, có vị ngọt, đắng, tính mát và có tác dụng bình can thanh nhiệt, khư phong lợi thấp. Cần tây cũng rất tốt đối với những ai bị suy nhược cơ thể, thấy mệt mỏi kiệt sức.

cay-thuoc-nam-tri-tieu-duong-7

Cần tây chứa hơn 90% là nước, còn lại là ni tơ, chất béo, các vitamin cùng nhiều khoáng chất quan trọng.

Những dưỡng chất trong cần tây đã giúp loại cây rau này trở thành loại thuốc hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như huyết áp cao, nước tiểu đục, mỡ trong máu, mất ngủ, sỏi thận, bệnh về đường hô hấp,…

Cách dùng cần tây để ổn định đường huyết như sau: dùng 500g rau cần tây tươi, rửa sạch, giã nát, rồi cho nước ấm vào khuấy. Sau đó lọc chiết lấy nước cốt và uống mỗi ngày 2 lần, dùng liên tục trong nhiều ngày.

8. Tầm bóp

Cây tầm bóp là loài cây thân thảo mọc quanh năm ở những bãi cỏ, bãi đất hoang, bờ ruộng hay ở ven đường.

Theo Đông y, cây tầm bóp có tính mát, không độc, vị đắng. Quả có vị chua ngọt, tính bình. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.

Quả của tầm bóp chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau như chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, sắt, vitamin A, vitamin C,…

Cây tầm bóp thường được dùng để trị các căn bệnh sau: bệnh ho có đờm, thủy thũng, cảm mạo, rôm sảy, dạ dày, cảm cúm, tay chân miệng, chàm, viêm khí quản,…

cay-thuoc-nam-tri-tieu-duong-

Ngoài ra, dân gian còn dùng rễ cây tầm bóp kết hợp với các nguyên liệu khác để kiểm soát đường huyết, hạn chế biến chứng do bệnh gây ra.

Cách dùng cây thuốc nam trị tiểu đường tầm bóp như sau: dùng 30-40g rễ cây tầm bóp và đem rửa thật sạch, có thể phơi khô hoặc dùng tươi. Trộn rễ cây với 1 quả tim lợn và 1g chu sa rồi ninh nhừ để dùng cả ngày. Cách 1 ngày ăn 1 lần và kéo dài liệu trình 5-7 ngày.

9. Giảo cổ lam

Giảo cổ lam đã được chứng minh là loại cây thuốc nam trị tiểu đường hiệu nghiệm.

Đây là cây thân dạng thảo, lá kép hình chân vịt, mặt trên có màu xanh thẫm và mặt dưới có màu xanh lá cây, mép lá có răng cưa.

Cây giảo cổ lam thường được ví như nhân sâm vì có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của mỗi người.

cay-thuoc-nam-tri-tieu-duong-8

Giảo cổ lam đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều công dụng quý như: làm hạ mỡ máu, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vỡ động mạch, bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim, mạch, não, giảm căng thẳng, giải độc gan,…

Ngoài ra, giảo cổ lam còn được xem là cây thuốc nam hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường với tác dụng kích thích tăng tiết insulin và giảm đường trong máu.

Cách sử dụng cây giảo cổ lam để trị bệnh tiểu đường: hái giảo cổ lam phơi khô và pha uống như trà dùng mỗi ngày.

10. Cà ri

Cây cà ri có dạng bụi, lá mọc đối xứng, hình giống như trái xoan nhưng không đều, mép hơi có răng cưa.

Hoa của cây cà ri nhỏ, có màu trắng. Thân và lá có lông mịn, lá có vị đắng nhẹ và mùi thơm riêng. Quả thường mọc thành chum, có màu tím sẫm khi chín.

Lá, quả, vỏ, rễ cây cà ri có thể dùng làm gia vị, thực phẩm hoặc làm thuốc.

Y học cổ truyền ở Ấn Độ xem lá cà ri như một loại thuốc bổ và giúp tăng cường hoạt động của bao từ.

cay-thuoc-nam-tri-tieu-duong-9

Ngoài ra, lá cà ri còn được xem là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì giúp làm giảm lượng đường trong máu rất tốt. Thậm chí còn giúp bệnh nhân giảm cholesterol trong máu và giảm cân ở người bị thừa cân.

Cách sử dụng cây cà ri để trị bệnh tiểu đường như sau: mỗi ngày ăn từ 8 đến 10 lá cà ri vào buổi sáng. Ăn liên tục trong vòng 3 tháng sẽ có đường huyết ổn định hơn.

Mọi công thức trên mang tính chất tham khảo, bệnh nhân cần cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác giả: MN