10 câu hỏi thường gặp trong tái tạo ngực sau phẫu thuật ung thư vú

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
10 câu hỏi thường gặp trong tái tạo ngực sau phẫu thuật ung thư vú
Sau phẫu thuật điều trị ung thư vú, ngực sẽ mất đi lượng mô khá lớn, hoặc bị cắt bỏ hoàn toàn. Tái tạo ngực sau phẫu thuật ung thư vú giúp giải quyết nhanh gọn vấn đề này.

1. Có những cách tái tạo ngực sau phẫu thuật ung thư vú nào tôi có thể lựa chọn?

Có 3 cách để tái tạo ngực sau phẫu thuật ung thư vú là: cấy ngực giả, cấy ghép mô tự thân, hoặc kết hợp cả 2.

2. Làm sao để chọn được phương pháp tái tạo ngực sau phẫu thuật ung thư vú phù hợp?

Việc lựa chọn phương pháp thường là do bác sĩ và chính bản thân bạn quyết định. Nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, giai đoạn ung thư vú, phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hay bảo toàn ngực, khả năng kinh tế, hiệu quả mong muốn,....

3. Thời gian phẫu thuật và gây mê lâu có nguy hiểm gì không?

Tái tạo ngực sau phẫu thuật ung thư vú được coi là đại phẫu, nhưng vùng phẫu thuật nông, chưa đến khoang ngực và khoang bụng, nên tính nguy hiểm tương đối thấp. Nguy cơ thường gặp gặp nhất là chảy máu, nhiễm trùng. Còn việc gây mê, sẽ được bác sĩ đánh giá các nguy cơ cá biệt để giảm thiểu tối đa nguy hiểm.

4. Biến chứng thường gặp sau phẫu thuật tái tạo ngực là gì?

Sau phẫu thuật cần chăm sóc, theo dõi và vệ sinh vết mổ thường xuyên, để giảm các biến chứng như nhiễm trùng, hoại tử.

- Có 3- 13% bệnh nhân bị hoại tử thịt bộ phận với phạm vi tương đối nhỏ.

- Có 1 - 2% bệnh nhân bị hoại tử bộ phận da.

- Có 2 - 3% bệnh nhân bị viêm vết mổ.

5. Sau khi tái tạo ngực, có cảm giác tê và xo rút quanh bầu ngực và dưới nách, có nguy hiểm không?

Khi tiến hành tái tạo ngực sau phẫu thuật ung thư vú thì các dây thần kinh khu vực này cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Do vậy, xung quanh vết thương, ở nách, vai, tay,... có những triệu chứng như tê, đau, châm chích, co rút là hoàn toàn bình thường.

6. Sau khi phẫu thuật, có được xoa bóp vùng  ngực vừa tái tạo không?

Có thể tiếp xúc, massage nhẹ nhàng vùng da sau phẫu thuật. Nhưng tuyệt đối không nắn bóp, đè mạnh lên vùng tái tạo trong vòng 3 tuần đầu.

7. Việc tái tạo ngực có ảnh hưởng đến việc điều trị ung thư vú không?

Tái tạo ngực thường được thực hiện khi đã phẫu thuật tận gốc ung thư vú, nên không có ảnh hưởng gì. Trong trường hợp bạn vẫn phải hóa xạ trị sau phẫu thuật ung thư vú, thì bác sĩ sẽ khuyên bạn đợi hóa xạ trị xong mới tái tạo ngực. 

8. Tái tạo ngực sau phẫu thuật ung thư vú có làm tăng nguy cơ tái phát ung thư không?

Hiện tại, cho có nghiên cứu và thử nghiệm nào chứng minh được việc tái tạo ngực sẽ làm tăng nguy cơ tái phát ung thư vú. Việc tái tạo ngực cũng không làm ảnh hưởng đến việc chẩn đoán ung thư.

9. Sau khi tái tạo ngực, khi nào có thể mặc áo ngực?

Khi thực hiện tái tạo ngực sau phẫu thuật ung thư vú được khoảng 1 tuần thì bác sĩ sẽ quyết định việc bạn có nên mặc áo ngực hay không. Nếu mặc, bạn cũng nên mặc những áo không gọng, áo mềm mại, có size phù hợp để lưu thông máu không bị ảnh hưởng.

10. Sau khi tái tạo bầu ngực, 2 bên không cân xứng hoặc không hài lòng với hiệu quả thì có thể sửa lại không?

Thông thường bác sĩ sẽ khuyên bạn tạo hình bên ngực còn lại để tăng hiệu quả làm đẹp. Việc chỉnh sửa bên ngực đã tái tạo khiến cho bệnh nhân rất đau đớn bác sĩ khó phẫu thuật, thời gian hồi phục lâu.


Tác giả: Mai Nhung